Quảng Bình muôn vẻ
Theo truyền ngôn, Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế vùng đèo Ngang, tỉnh Quảng Bình vào khoảng thời vua Lê Thái Tổ trị vì (1385 -1433). Dấu vết còn lại đến ngày nay của những lần giáng thế ấy là một truyền thuyết liên quan và di tích ngôi đền cổ thờ Mẫu được nhân dân xây dựng từ bao giờ chưa rõ, nhưng đã tàn phai: 'Đền Liễu Hạnh Công chúa ở chân đèo Ngang, thuộc thôn Vĩnh Sơn, huyện Bình Chính. Hiện nay, nhân dân vẫn gọi là Đền Liễu Hạnh Công chúa.' (Đại Nam nhất Thống chí).
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có từ lâu đời với sức sống bền chặt, khá phổ biến trong tâm thức của nhân dân và lưu truyền đến ngày nay. Thực chất đó là sự dân gian hóa, tâm linh hóa đức tính coi trọng phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngôi đền cổ ở chân đèo Ngang (làng Vịnh Sơn, xã Quảng Đông, Quảng Trạch) được coi là đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh xa nhất của người Việt trên đường mở cõi vào phương Nam.

Di tích tam quan ngôi đền cổ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở chân đèo Ngang.

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đèo Ngang được phục hồi tôn tạo phục vụ việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân Quảng Bình và du khách muôn phương.

Hàng năm, vào các ngày từ 1-3 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tổ chức gồm hai phần lễ và hội rất thành kính, trang trọng và náo nhiệt.
Ảnh: Trần Hùng