Quảng Nam: Bảo tồn - gìn giữ di sản văn hóa dân tộc
Thời gian qua, Quảng Nam đã linh hoạt trong việc xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hóa. Nhờ vậy mà nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trên vùng cao tưởng chừng như mai một đã dần hồi phục.
Trước đây, những làn điệu dân ca truyền cảm của đồng bào Kor ở huyện Bắc Trà My tưởng chừng quên lãng vì hầu hết nghệ nhân lớn tuổi qua đời. Tục đấu chiêng - một hình thức thi diễn độc đáo cũng mai một. 10 năm nay, nghệ nhân Lai đã tìm cách khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lúc học sinh không đến trường, nghệ nhân Bh'Ling Hạnh gọi đến nhà gươl truyền dạy cồng chiêng. Nhờ vậy, tiếng chiêng luôn ngân vang vào những ngày lễ hội.
Cách Quảng Nam bảo tồn văn hóa là dựa vào cộng đồng, già làng. Nghệ nhân là trung tâm. Làng là nơi diễn xướng, đồng bào là khán giả. Văn hóa gắn với lao động, sinh hoạt hàng ngày.
Thổ cẩm, nói lý, cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu và cây nêu của đồng bào Kor được xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nhờ bảo tồn tốt nên những loại hình nghệ thuật này đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!
Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/quang-nam-bao-ton-gin-giu-di-san-van-hoa-dan-toc-246024.htm