Quảng Nam: Phát triển thị trường sâm Ngọc Linh ra thế giới, gắn chặt bảo vệ rừng tự nhiên

Ngành chức năng, địa phương và người dân Quảng Nam kỳ vọng phát triển loại dược liệu quý này ra thị trường quốc tế, đồng thời gắn chặt bảo vệ rừng tự nhiên...

Trồng sâm Ngọc Linh đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng

Tối 1/8, mở màn đêm khai mạc Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Ngọc Linh - mãi mãi tự hào", người dân, du khách ấn tượng với phần tái hiện bởi nghi thức rước và cúng thần sâm Ngọc Linh của đồng bào Xê Đăng.

Đây là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong năm của người dân địa phương, thể hiện sự tôn vinh, giá trị truyền thống và kỳ vọng vào loại dược liệu quý hiếm này.

Chương trình hấp dẫn khán giả với những màn bắn pháo hoa tầm thấp và các tiết mục nghệ thuật "Ngọc Linh mời gọi" ấn tượng và độc đáo.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, nhận định, đồng bào các dân tộc thiểu số trồng sâm trên địa bàn huyện đã ý thức được việc trồng sâm đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng, vì cây sâm chỉ sống dưới tán rừng nguyên sinh.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, nhận định, đồng bào các dân tộc thiểu số trồng sâm trên địa bàn huyện đã ý thức được việc trồng sâm đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng, vì cây sâm chỉ sống dưới tán rừng nguyên sinh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho hay, sâm Ngọc Linh có từ bao đời nay trên địa bàn và là một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm, mang lại giá trị kinh tế cao nhất, được xem là "vàng xanh" với kinh tế bản địa.

Tháng 6/2017, sâm Ngọc Linh được công nhận là sản phẩm quốc gia và Quốc hội đưa cây sâm Ngọc Linh vào loại cây trồng chủ lực trong Khung chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đặc biệt, ngày 1/6/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 611/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; trong đó xác định cây sâm Ngọc Linh là một loại cây chiến lược, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tại tỉnh Quảng Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực hiện công tác bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Hiện nay, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch vùng trồng sâm với diện tích trên 15.000ha; thực hiện bảo tồn được khoảng 100 ha, tương đương với khoảng 2 triệu cây và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1.650ha với hơn 1.500 hộ dân tham gia trồng; thu hút 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm dưới tán rừng, với diện tích hơn 341,75 ha.

Giá cả cây sâm Ngọc Linh không ngừng tăng lên. Các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng sâm, sản xuất sản phẩm từ sâm.

Đêm khai mạc Lễ hội sâm thu hút hàng trăm người dân và du khách tham dự.

Đêm khai mạc Lễ hội sâm thu hút hàng trăm người dân và du khách tham dự.

Đồng bào các dân tộc thiểu số trồng sâm trên địa bàn huyện đã ý thức được việc trồng sâm đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng, vì cây sâm chỉ sống dưới tán rừng nguyên sinh.

Ông Dũng chia sẻ thêm, Lễ hội sâm Ngọc Linh lần này với mục đích nhằm quảng bá, giới thiệu đến với bạn bè trong và ngoài nước một loại cây dược liệu quý của nước ta, đó là cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam; đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây dược liệu có thương hiệu, giá trị kinh tế cao, sánh ngang những loại sâm trên thế giới như sâm Hàn quốc, sâm Mỹ, sâm Nga, sâm Canada...

Gắn du lịch sinh thái vùng sâm, vươn ra tầm thế giới

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá, với đặc tính chỉ sống được ở dưới tán rừng tự nhiên, nên việc trồng sâm Ngọc Linh còn giúp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống.

Ông Hồ Quang Bửu yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan trong việc trồng, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh.

Ông Hồ Quang Bửu yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan trong việc trồng, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh.

Theo ông Bửu, để phát triển bền vững sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo tồn và phát triển giống sâm Ngọc Linh gốc, không du nhập các loại giống sâm khác vào trồng trên địa bàn.

Đề cao việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi gian dối, trục lợi bất chính trong việc tạo giống, trồng, buôn bán sâm giả Ngọc Linh, góp phần bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan trong việc trồng, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; đẩy mạnh sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, góp phần làm tăng giá trị của cây dược liệu quý này.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các đơn vị chức năng làm tốt công tác quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; giao đất dưới tán rừng cho các hộ, nhóm hộ đồng bào trồng sâm Ngọc Linh trong vùng quy hoạch.

Huyện này cần tận dụng lợi thế về cây dược liệu, cây sâm Ngọc Linh để tập trung phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch vùng sâm.

"Tranh thủ sự hỗ trợ, của các bộ, ngành ở Trung ương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sâm Ngọc Linh phát triển nhanh về số lượng, đảm bảo về chất lượng, vươn ra tầm thế giới để xứng tầm sản phẩm quốc gia", ông Bửu nhấn mạnh.

Nguyễn Duy Cường

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/quang-nam-phat-trien-thi-truong-sam-ngoc-linh-ra-the-gioi-gan-chat-bao-ve-rung-tu-nhien-204240801225201766.htm