Quảng Ngãi tức tốc hoàn thành các công trình kè chống sạt lở bờ sông

Vượt qua những khó khăn ban đầu, tỉnh Quảng Ngãi đang chạy đua với thời tiết để khẩn trương hoàn thành các công trình kè chống sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân vùng ảnh hưởng bởi thiên tai.

Trong đó, dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở bờ sông Liên Chiểu đoạn chảy qua thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận (thị xã Đức Phổ) có tổng chiều dài 798m. Được chia làm 3 đoạn để tiến hành gia cố hai bên bờ bằng kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng; cùng các công trình trên kè, như: Bậc cấp, cống thoát nước, cầu qua kênh...

Trong đó, dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở bờ sông Liên Chiểu đoạn chảy qua thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận (thị xã Đức Phổ) có tổng chiều dài 798m. Được chia làm 3 đoạn để tiến hành gia cố hai bên bờ bằng kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng; cùng các công trình trên kè, như: Bậc cấp, cống thoát nước, cầu qua kênh...

Đầu năm 2024, UBND tỉnh Quảng Ngãi phân bổ 88 tỷ đồng từ nguồn Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 trên địa bàn để Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi triển khai xây dựng 3 công trình kè bảo vệ bờ sông, thuộc 3 địa phương, gồm: Thị xã Đức Phổ, huyện Ba Tơ và Bình Sơn. Cả 3 công trình đều được đầu tư xây dựng theo lệnh khẩn cấp, phải hoàn thành công tác xây lắp và giải ngân trong năm 2024.

Năm nay, do yếu tố bất khả kháng nên lệnh xây dựng công trình và quá trình phê duyệt các dự án chậm hơn so với thông lệ, khiến quá trình tổ chức thực hiện của chủ đầu tư, các nhà thầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư, yếu tố kinh nghiệm và tiềm lực của các nhà thầu… các dự án vẫn được triển khai bám sát yêu cầu đặt ra.

Những ngày cuối tháng 10, thời điểm đầu mùa mưa lũ ở Quảng Ngãi, phóng viên Báo điện tử Xây dựng tiếp cận hiện trường tất cả các công trình và ghi nhận không khí thi công hối hả; các chủ thể có liên quan theo dõi chặt diễn biến thời tiết, mực nước các sông và tận dụng từng giờ nắng ráo để tổ chức thi công, gia tăng sản lượng trên thực địa… nhằm đưa công trình “vượt nước” lên cao càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ bị tác động, thiệt hại.

Dù tiến độ đã có phần vượt so kế hoạch đề ra, phần hạ bộ dưới nước của các công trình đã hoàn thành, nhưng cả chủ đầu tư, liên danh nhà thầu xây lắp – tư vấn giám sát đều bám sát công trường, huy động tối đa nhân lực và phương tiện để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ. Mục tiêu được đặt ra là tức tốc hoàn thành tất cả các hạng mục trước thời điểm mưa lũ diễn biến phức tạp.

Công trình được xây dựng nhằm bảo vệ 160 hộ dân sống dọc sông, các công trình hạ tầng kỹ thuật; cùng với đó là hạn chế tác động tiêu cực của dòng chảy vào mùa mưa lũ, góp phần ổn định và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Công trình được xây dựng nhằm bảo vệ 160 hộ dân sống dọc sông, các công trình hạ tầng kỹ thuật; cùng với đó là hạn chế tác động tiêu cực của dòng chảy vào mùa mưa lũ, góp phần ổn định và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dự án có tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng, được khởi công vào giữa tháng 7/2024, trong điều kiện rất thuận lợi về mặt bằng khi người dân vùng dự án tự nguyện hiến đất xây dựng công trình.

Dự án có tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng, được khởi công vào giữa tháng 7/2024, trong điều kiện rất thuận lợi về mặt bằng khi người dân vùng dự án tự nguyện hiến đất xây dựng công trình.

Lũy kế giá trị thực hiện hợp đồng xây lắp của liên danh nhà thầu đến nay đã đạt gần 80% khối lượng. Hiện tại, công tác lắp đặt tấm bê tông đúc sẵn liên kết ngàm âm – dương, trong khung dầm để hình thành mái nghiêng của kè đang được tập trung triển khai; song song đó là xếp rọ đá gia cố và cấu thành khung kè những đoạn còn lại.

Lũy kế giá trị thực hiện hợp đồng xây lắp của liên danh nhà thầu đến nay đã đạt gần 80% khối lượng. Hiện tại, công tác lắp đặt tấm bê tông đúc sẵn liên kết ngàm âm – dương, trong khung dầm để hình thành mái nghiêng của kè đang được tập trung triển khai; song song đó là xếp rọ đá gia cố và cấu thành khung kè những đoạn còn lại.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục chân kè, mái kè và xếp rọ đá gia cố, khóa đầu - cuối kè và tiến hành hoàn trả đường dân sinh trước ngày 15/11.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục chân kè, mái kè và xếp rọ đá gia cố, khóa đầu - cuối kè và tiến hành hoàn trả đường dân sinh trước ngày 15/11.

Công trình thành hình, nhiều hộ dân sống dọc sông Liên Chiểu đã không giấu được niềm vui; rồi đây nhà cửa, vườn tược của họ sẽ thoát cảnh bị nước sông “nuốt” mất. “Trước đây mùa lụt sợ lắm, giờ có kè rồi nên rất yên tâm”, bà Nguyễn Thị Hòa, nhà sát sông bộc bạch.

Công trình thành hình, nhiều hộ dân sống dọc sông Liên Chiểu đã không giấu được niềm vui; rồi đây nhà cửa, vườn tược của họ sẽ thoát cảnh bị nước sông “nuốt” mất. “Trước đây mùa lụt sợ lắm, giờ có kè rồi nên rất yên tâm”, bà Nguyễn Thị Hòa, nhà sát sông bộc bạch.

Công trình kè chống sạt lở bờ sông Liên, đoạn xã Ba Thành (huyện Ba Tơ) có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, được xây dựng với mục tiêu bảo vệ 34 hộ dân và đất đai canh tác, cùng Trung tâm hành chính xã Ba Thành và tuyến Đường tỉnh 625.

Công trình kè chống sạt lở bờ sông Liên, đoạn xã Ba Thành (huyện Ba Tơ) có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, được xây dựng với mục tiêu bảo vệ 34 hộ dân và đất đai canh tác, cùng Trung tâm hành chính xã Ba Thành và tuyến Đường tỉnh 625.

Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 18/7, tổng chiều dài 250m, với hai đoạn kết hợp kè rọ đá và kè mái nghiêng có cao trình đỉnh kè +32 – 37m; thi công trên đoạn sông có địa hình phức tạp, điều kiện tiếp cận công địa và mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 18/7, tổng chiều dài 250m, với hai đoạn kết hợp kè rọ đá và kè mái nghiêng có cao trình đỉnh kè +32 – 37m; thi công trên đoạn sông có địa hình phức tạp, điều kiện tiếp cận công địa và mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Trong đó giải pháp thiết kế là giá cố chân kè bằng rọ đá 2 lớp kết hợp đá hộc thả rời; khóa đầu và cuối kè có kết cấu bằng tường bê tông, xếp rọ đá và đổ đá hộc. Thân kè mái nghiêng lát tấm bê tông đúc sẵn trong khung bê tông cốt thép, cơ sát đỉnh kè lắp cấu kiện đúc sẵn có bố trí lỗ trồng cỏ. Đỉnh kè lắp lan can, trồng cỏ và không kết hợp giao thông.

Trong đó giải pháp thiết kế là giá cố chân kè bằng rọ đá 2 lớp kết hợp đá hộc thả rời; khóa đầu và cuối kè có kết cấu bằng tường bê tông, xếp rọ đá và đổ đá hộc. Thân kè mái nghiêng lát tấm bê tông đúc sẵn trong khung bê tông cốt thép, cơ sát đỉnh kè lắp cấu kiện đúc sẵn có bố trí lỗ trồng cỏ. Đỉnh kè lắp lan can, trồng cỏ và không kết hợp giao thông.

Đến thời điểm hiện tại, giá trị thực hiện xây lắp của nhà thầu đã đạt hơn 80% giá trị hợp đồng. Dự kiến trước ngày 15/11 tới, công đoạn thi công gia cố mái taluy, lắp lan can, trồng cỏ phần đỉnh kè sẽ hoàn thành, công trình về đích đúng hẹn.

Đến thời điểm hiện tại, giá trị thực hiện xây lắp của nhà thầu đã đạt hơn 80% giá trị hợp đồng. Dự kiến trước ngày 15/11 tới, công đoạn thi công gia cố mái taluy, lắp lan can, trồng cỏ phần đỉnh kè sẽ hoàn thành, công trình về đích đúng hẹn.

Kè chống sạt lở bờ sông Trà Bồng, đoạn qua các xã Bình Minh và Bình Chương (huyện Bình Sơn) có tổng chiều dài 1.305m, trong đó đoạn qua xã Bình Minh dài 1.033m và đoạn qua xã Bình Chương dài 272m (không kể khóa kè).

Kè chống sạt lở bờ sông Trà Bồng, đoạn qua các xã Bình Minh và Bình Chương (huyện Bình Sơn) có tổng chiều dài 1.305m, trong đó đoạn qua xã Bình Minh dài 1.033m và đoạn qua xã Bình Chương dài 272m (không kể khóa kè).

Dự án có tổng mức đầu tư 49 tỷ đồng, được xây dựng với mục đích bảo vệ tính mạng, tài sản của 800 hộ dân sống dọc sông Trà Bồng trước mối nguy sạt lở uy hiếp nhiều năm.

Dự án có tổng mức đầu tư 49 tỷ đồng, được xây dựng với mục đích bảo vệ tính mạng, tài sản của 800 hộ dân sống dọc sông Trà Bồng trước mối nguy sạt lở uy hiếp nhiều năm.

Sau 3 tháng triển khai, liên danh nhà thầu đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công việc. Trong đó, hoàn thành toàn bộ chân kè, mái kè từ chân kè lên cơ kè – đỉnh kè, các công trình trên kè...

Sau 3 tháng triển khai, liên danh nhà thầu đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công việc. Trong đó, hoàn thành toàn bộ chân kè, mái kè từ chân kè lên cơ kè – đỉnh kè, các công trình trên kè...

Hiện tại, công tác thi công cào bóc để đắp đất nền đường, cấp phối đá dăm và đổ bê tông mặt đường, lắp đặt lan can phần đỉnh kè đang được nhà thầu tập trung triển khai. Dự kiến toàn bộ công trình sẽ hoàn thành trước ngày 30/10.

Hiện tại, công tác thi công cào bóc để đắp đất nền đường, cấp phối đá dăm và đổ bê tông mặt đường, lắp đặt lan can phần đỉnh kè đang được nhà thầu tập trung triển khai. Dự kiến toàn bộ công trình sẽ hoàn thành trước ngày 30/10.

Cả khúc sông dài vốn sạt lở, nay được Nhà nước quan tâm đầu tư kè và làm đường; không chỉ giúp người dân yên tâm trong mùa mưa lũ, đi lại thuận tiện mà còn trực tiếp thay rõ nét diện mạo cả vùng quê, khiến người dân đôi bờ ai nấy đều vui mừng, phấn khởi.

Cả khúc sông dài vốn sạt lở, nay được Nhà nước quan tâm đầu tư kè và làm đường; không chỉ giúp người dân yên tâm trong mùa mưa lũ, đi lại thuận tiện mà còn trực tiếp thay rõ nét diện mạo cả vùng quê, khiến người dân đôi bờ ai nấy đều vui mừng, phấn khởi.

Trước tác động của biến đổi khí hậu và sự bất thường của dòng chảy, nhiều khúc sông, đoạn bờ biển thuộc các vùng trũng, thấp và xung yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã gia tăng hiện tượng sạt lở, xâm thực nghiêm trọng… đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân. Những năm gần đây, nhờ có nguồn lực Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai hằng năm, Quảng Ngãi đã chủ động được phương án ứng phó, đưa ra các giải pháp căn cơ để khắc phục khẩn cấp các vị trí cấp thiết, giúp hàng nghìn hộ dân vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai sớm ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế gia đình.

Trước tác động của biến đổi khí hậu và sự bất thường của dòng chảy, nhiều khúc sông, đoạn bờ biển thuộc các vùng trũng, thấp và xung yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã gia tăng hiện tượng sạt lở, xâm thực nghiêm trọng… đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân. Những năm gần đây, nhờ có nguồn lực Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai hằng năm, Quảng Ngãi đã chủ động được phương án ứng phó, đưa ra các giải pháp căn cơ để khắc phục khẩn cấp các vị trí cấp thiết, giúp hàng nghìn hộ dân vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai sớm ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế gia đình.

Lê Danh

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/quang-ngai-tuc-toc-hoan-thanh-cac-cong-trinh-ke-chong-sat-lo-bo-song-386362.html