Quốc gia nào dự trữ vàng nhiều nhất thế giới?

Dự trữ vàng của Mỹ giảm khoảng 11.000 tấn từ năm 1950 đến năm 1970 khi châu Âu và Nhật Bản dùng đô-la mua vàng.

Người ta ngầm hiểu rằng Trung Quốc có dự trữ vàng lớn hơn nhiều so với báo cáo chính thức. Nếu Bảng 2 được điều chỉnh lại để thể hiện Trung Quốc với dự trữ vàng ước tính - nhưng chính xác hơn - là 4.200 tấn, thì sự thay đổi trong các tỉ lệ này sẽ rất lớn.

Trong Bảng số liệu được sửa đổi, tỉ lệ toàn cầu tăng nhẹ từ 2,2% lên 2,5%, đưa đòn bẩy vàng toàn cầu lên 40:1. Hơn thế, Trung Quốc sẽ gia nhập “câu lạc bộ vàng” với tỉ lệ 2,7%, tương đương với Nga và Mỹ, cao hơn mức trung bình toàn cầu.

Mặc dù hiếm khi được thảo luận công khai bởi giới tinh hoa tiền tệ, nhưng việc tỉ lệ vàng của Trung Quốc từ 0,7% lên 2,7%, như được thể hiện ở Bảng 2 và Bảng 3, thực sự đã xảy ra trong những năm gần đây. Khi quá trình tái cân bằng vàng hoàn tất, hệ thống tiền tệ quốc tế có thể chuyển sang một trạng thái cân bằng mới nếu Trung Quốc bị bỏ lại phía sau với dự trữ toàn tiền giấy.

Sự gia tăng trong dự trữ vàng của Trung Quốc được thiết kế để đem lại cho quốc gia này một vị thế ngang hàng về vàng với Nga, Mỹ và Eurozone, và để tái cân bằng dự trữ vàng toàn cầu.

 Dự trữ vàng không chỉ quan trọng với an ninh tiền tệ cá nhân. Ảnh: Bankrate.

Dự trữ vàng không chỉ quan trọng với an ninh tiền tệ cá nhân. Ảnh: Bankrate.

Sự tái cân bằng này mở đường cho hoặc là lạm phát toàn cầu, hoặc là việc huy động vàng khẩn cấp như một tiền tệ dự trữ, nhưng con đường này đã và đang trở nên phức tạp đối với Trung Quốc. Khi châu Âu và Nhật Bản trỗi dậy từ đống tro tàn của Chiến tranh Thế giới II, họ có thể mua vàng bằng những đồng đô-la thặng dư thương mại của họ, vì đồng đô-la có thể được chuyển đổi tự do ở một mức giá cố định.

Dự trữ vàng của Mỹ giảm khoảng 11.000 tấn từ năm 1950 đến năm 1970 khi châu Âu và Nhật Bản dùng đô-la mua vàng. 30 năm sau, Trung Quốc là quốc gia mậu dịch chi phối thị trường quốc tế, thu về thặng dư khổng lồ bằng đô-la. Tuy nhiên, cửa sổ vàng đã đóng từ năm 1971 và Trung Quốc không thể hoán đổi đô-la lấy vàng của Mỹ ở một mức giá cố định. Kết quả là, Trung Quốc buộc phải mua dự trữ vàng của mình trên thị trường mở và thông qua các mỏ trong nước.

Việc mua lại vàng trên cơ sở thị trường này tạo ra ba nguy cơ cho Trung Quốc và thế giới. Thứ nhất, tác động của những đợt mua vàng khổng lồ như vậy đến thị trường có nghĩa là giá vàng có thể tăng vọt trước khi Trung Quốc hoàn thành việc tái cân bằng. Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh đến nỗi số lượng vàng cần thiết để đạt được vị thế ngang hàng là một mục tiêu không ngừng tăng lên. Thứ ba, Trung Quốc không thể bỏ dự trữ đô-la để mua vàng vì nó sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho Mỹ với lãi suất cao hơn, ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc nếu người tiêu dùng Mỹ ngừng mua hàng Trung Quốc như đòn đáp trả.

Nguy cơ lớn nhất đối với Trung Quốc trong tương lai gần là lạm phát sẽ xuất hiện ở Mỹ trước khi Trung Quốc thu thập được đủ số vàng cần thiết. Trong trường hợp đó, sự kết hợp giữa tăng trưởng nhanh hơn của Trung Quốc và giá vàng cao hơn sẽ gây tốn kém cho việc duy trì tỉ lệ vàng/ GDP.

Tuy nhiên, một khi đã có đủ vàng thỏi, Trung Quốc sẽ có vị thế được phòng vệ vì bất cứ khoản nào họ bị mất đi vì lạm phát cũng sẽ lấy lại được nhờ giá vàng cao hơn. Đến lúc đó, Trung Quốc có thể bật đèn xanh cho lạm phát ở Mỹ.

Tiến trình hướng đến dự trữ vàng được phân phối đồng đều cũng giải thích cho những nỗ lực kiểm soát giá của ngân hàng trung ương, vì Mỹ và Trung Quốc đang chia sẻ những lợi ích chung trong việc giữ giá vàng ở mức thấp cho đến khi Trung Quốc mua được vàng.

James Rickards/Bách Việt Books & NXB Dân Trí

Nguồn Znews: https://znews.vn/quoc-gia-nao-du-tru-vang-nhieu-nhat-the-gioi-post1543810.html