Quốc gia nào được xem là 'cái nôi của loài người'?

Khác với những nước khác, tại quốc gia này, năm mới được bắt đầu từ tháng 9 hàng năm.

Theo sách “Lịch sử Văn minh Thế giới”, Ethiopia được ghi nhận là một trong những cái nôi của loài người. Năm 2008, các nhà cổ sinh vật học tìm được những hóa thạch 4 triệu năm tuổi trên sa mạc ở vùng Afar, phía đông bắc Ethiopia, thuộc về những họ người Australopithecus. Sau phát hiện này, tạp chí Natural đã vinh danh Ethiopia là "cái nôi của loài người", bởi đây là nơi duy nhất trên thế giới mà 3 giai đoạn tiến hóa của loài người đều được tìm thấy và có tư liệu chứng minh.

Theo sách “Lịch sử Văn minh Thế giới”, Ethiopia được ghi nhận là một trong những cái nôi của loài người. Năm 2008, các nhà cổ sinh vật học tìm được những hóa thạch 4 triệu năm tuổi trên sa mạc ở vùng Afar, phía đông bắc Ethiopia, thuộc về những họ người Australopithecus. Sau phát hiện này, tạp chí Natural đã vinh danh Ethiopia là "cái nôi của loài người", bởi đây là nơi duy nhất trên thế giới mà 3 giai đoạn tiến hóa của loài người đều được tìm thấy và có tư liệu chứng minh.

Theo BBC, người Ethiopia sử dụng lịch Coptic nên mỗi năm có 13 tháng. Tại đây, người ta đón năm mới vào 11/9. Thời gian này, số giờ ban ngày và ban đêm trên thế giới bằng nhau nên người Ethiopia chọn để bắt đầu năm mới.

Theo BBC, người Ethiopia sử dụng lịch Coptic nên mỗi năm có 13 tháng. Tại đây, người ta đón năm mới vào 11/9. Thời gian này, số giờ ban ngày và ban đêm trên thế giới bằng nhau nên người Ethiopia chọn để bắt đầu năm mới.

Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, Ethiopia là quốc gia quê hương của cây cà phê, tiêu biểu là tỉnh Kaffia của nước này. Theo lịch sử cây cà phê, loài cây này có nguồn gốc từ Ethiopia trước khi được mang ra trồng tại nhiều vùng đất khác trên thế giới.

Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, Ethiopia là quốc gia quê hương của cây cà phê, tiêu biểu là tỉnh Kaffia của nước này. Theo lịch sử cây cà phê, loài cây này có nguồn gốc từ Ethiopia trước khi được mang ra trồng tại nhiều vùng đất khác trên thế giới.

Theo sách “Khám phá những vùng đất bí ẩn”, hồ dung nham nằm trên miệng núi lửa Erta Ale hoạt động hơn 110 năm qua ở Ethiopia, được mệnh danh “cổng địa ngục”. Tại đây, những dòng dung nham nóng hơn 1.000 độ C phun trào nhiều lần, khiến người dân phải sơ tán.

Theo sách “Khám phá những vùng đất bí ẩn”, hồ dung nham nằm trên miệng núi lửa Erta Ale hoạt động hơn 110 năm qua ở Ethiopia, được mệnh danh “cổng địa ngục”. Tại đây, những dòng dung nham nóng hơn 1.000 độ C phun trào nhiều lần, khiến người dân phải sơ tán.

Ethiopia được mệnh danh là “trái tim của châu Phi”. Biệt danh này xuất phát từ lịch sử phát triển lâu đời của quốc gia này. Ethiopia là nước có lịch sử lâu đời bậc nhất ở châu Phi, quốc gia duy nhất ở lục địa đen chưa từng bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân.

Ethiopia được mệnh danh là “trái tim của châu Phi”. Biệt danh này xuất phát từ lịch sử phát triển lâu đời của quốc gia này. Ethiopia là nước có lịch sử lâu đời bậc nhất ở châu Phi, quốc gia duy nhất ở lục địa đen chưa từng bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân.

Addis Ababa là thủ đô của Ethiopia hiện nay. Theo World Atlas, nằm ở độ cao khoảng 2.400 m so với mực nước biển, Addis Ababa là thành phố cao nhất ở châu Phi.

Addis Ababa là thủ đô của Ethiopia hiện nay. Theo World Atlas, nằm ở độ cao khoảng 2.400 m so với mực nước biển, Addis Ababa là thành phố cao nhất ở châu Phi.

Người Surma ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục lồng đĩa vào môi. Đây được coi là biểu tượng của vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội cho phụ nữ trong bộ tộc. Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia.

Người Surma ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục lồng đĩa vào môi. Đây được coi là biểu tượng của vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội cho phụ nữ trong bộ tộc. Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/quoc-gia-nao-duoc-xem-la-cai-noi-cua-loai-nguoi-1459604.html