Quý 2 không đủ cứu cánh quý 1, lợi nhuận nửa đầu năm của Viglacera (VGC) giảm 46%
Mặc dù ghi nhận quý 2 hồi phục nhưng lợi nhuận lũy kế bán niên của Viglacera (VGC) vẫn sụt giảm 46% do quý 1 ảm đạm.
Lợi nhuận quý 2 hồi phục, Viglacera vẫn không thể "gỡ" lại cho quý 1
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của Viglacera (VGC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.927,8 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán chiếm 2.708,9 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp còn 1.219 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 31%.
Doanh thu tài chính của VGC đạt 22,4 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính với cơ cấu chủ yếu là chi phí lãi vay đã tăng lên 92,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 34%. Chi phí bán hàng giảm còn 226 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 6%. Đáng chú ý đó là chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm mạnh tới 40%, xuống chỉ còn 122,3 tỷ đồng.
Sau khi trừ hết đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của VGC đạt 625,6 tỷ đồng, đã tăng gần gấp 4 lần so với quý 1 ngay trước đó. Tuy nhiên, kết quả này vẫn không thể gỡ gạc lại được cho quý 1 tệ hại mà VGC từng ghi nhận.
Tính tới hết quý 2, lũy kế doanh thu của VGC đạt 6.720,5 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu bán hàng lại đạt tới 3.761,2 tỷ đồng với các sản phẩm gạch ốp lát chiếm chủ đạo. Doanh thu dịch vụ cũng ghi nhận 2.933,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 777,2 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là bởi trong quý 1, công ty chỉ ghi nhận doanh thu 2.774,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế mang về chỉ 151,5 tỷ đồng, giảm tới 79,9% so với cùng kỳ.
Nợ vay ngắn hạn tăng gần 600 tỷ chỉ trong 6 tháng
Tính tới hết quý 2 năm 2023, tổng tài sản của Viglacera đạt 23.155 tỷ đồng và đã có sự tăng trưởng nhẹ so với đầu kỳ. Trong đó công ty đang nắm giữ 2.392,3 tỷ đồng tiền mặt cùng 128,2 tỷ đồng tiền gửi tại ngân hàng.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng mạnh từ 1.183,3 tỷ đồng lên 1.488 tỷ đồng. Trong đó công ty dự phòng rủi ro ngắn hạn khó đòi lên tới 276,4 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn, công ty có tới 13.650,6 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 1.959,4 tỷ đồng lên 2.597,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 24,6%. Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm, nợ ngắn hạn của công ty đã gia tăng thêm tới gần 600 tỷ đồng.
Nợ ngắn hạn của Viglacera cũng ghi nhận tới 1.628,4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, công ty cũng đang còn tới 2.672,5 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện. Đây là nguồn tiền doanh thu mà Viglacera đã thu của khách hàng nhưng chưa thực hiện dịch vụ hoặc giao hàng tới đối tác và vẫn còn phải nợ lại.
Vốn chủ sở hữu của VGC là 9.465,1 tỷ đồng với vốn góp chủ sở hữu chiếm 4.483,5 tỷ đồng. Công chi chi rất mạnh tay cho Quỹ đầu tư phát triển, với 1.121,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chỉ chiếm 1.480,7 tỷ đồng.
Kết quả sụt giảm, Viglacera phải cắt giảm mục tiêu năm 2023 tới gần 1.000 tỷ đồng
Với tình hình kinh doanh không có nhiều khả quan, trong báo cáo thường niên năm 2023, công ty đã phải cắt giảm bớt kế hoạch mục tiêu. Trong đó, doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến ở mức 16.000 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2022.
Dù mục tiêu doanh thu tăng nhưng chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế chỉ còn ở mức 1.300 tỷ đồng, giảm tới hơn 1.000 tỷ đồng so với thực hiện trong năm 2022. Theo lý giải từ phía công ty thì trong năm 2023 dù nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn những bất ổn về địa chính trị của các khu vực xung quanh gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.
Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát nhưng nền kinh tế thế giới chưa có sự khởi sắc cũng tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty. Dự kiến trong năm 2023, công ty sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%.