Quy định chụp ảnh với công chứng viên nhằm hạn chế giả mạo, rủi ro: Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các giao dịch dân sự, thương mại

Luật sư Phạm Văn Thảo - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh Việt Nam – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, quy định chụp ảnh với công chứng viên nhằm hạn chế giả mạo, rủi ro tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các giao dịch dân sự, thương mại.

Theo quy định tại Điều 50Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) và Điều 46 Nghị định104/2025/NĐ-CP đã quy định bắt buộc chụp ảnh công chứng viên và người ký văn bảncông chứng. Đây được xem là bước đột phá trong việc hoàn thiện các quy định củapháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về công chứng nói riêng trong bối cảnhhiện nay, nhất là khi đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình nhằm bước sangkỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì việc hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật về công chứng sẽ góp phần đảm bảo cho các giao dịch được diễn ramột cách khách quan, minh bạch, đúng luật, hạn chế tranh chấp xảy ra, từ đó gópphần ổn định về giao dịch dân sự, kinh tế, tạo tiền đề thuận lợi trong việchoàn thành các mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Về phía góc độ của ngươìdân, doanh nghiệp, việc chụp ảnh công chứng viên và người ký văn bản công chứnglà thực sự cần thiết để tránh những trường hợp tranh chấp xảy ra trên thực tế,giúp các bên tham gia giao dịch yên tâm hơn khi đã có bằng chứng trực quan.

Đồng thời, việc chụp ảnhchỉ để lưu trữ trong hồ sơ công chứng, không công khai hình ảnh của khách hàng.Hồ sơ công chứng và tổ chức, cá nhân hoạt động nghề nghiệp phải bảo đảm tính bảomật, trong những trường hợp nếu các thông tin, hình ảnh cá nhân của người dântrong quá trình giao dịch mà bị rò rỉ xuất phát từ lỗi chủ quan của công chứngviên và tổ chức hành nghề công chứng thì chắc chắn sẽ có chế tài xử lý về việcnày.

Bên cạnh đó, hiện nay córất nhiều các trường hợp giả danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra với thủ đoạnngày càng trở nên tinh vi hơn, thậm chí các đối tượng lừa đảo còn có nhiều cáchthức để qua mặt công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thì việc bắt buộcphải chụp ảnh đối với công chứng viên và người ký văn bản công chứng được xemlà biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng này. Bởi lẽ các đối tượng lừa đảosẽ không dám chụp ảnh để lưu trữ trong hồ sơ, từ đó sẽ làm phát sinh các dấu hiêụbất thường từ phía người yêu cầu và bản thân công chứng viên thông qua đó sẽ cẩntrọng và có nhiều cách thức xử lý tốt hơn nhằm đảm bảo quyền lợi của các bêntrong quá trình giao dịch

Về phía góc độ của tổ chứccông chứng và công chứng viên, bên cạnh phòng ngừa việc xảy ra tranh chấp khicác bên thực hiện việc giao dịch trên thực tế, việc chụp và lưu giữ hình ảnh củacông chứng viên và người ký văn bản công chứng sẽ giúp phòng ngừa rủi ro chochính công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng. Bởi khi khách hàng từ chôíviệc công nhận chữ ký trong giao dịch hoặc thực hiện việc tố cáo, tố giác côngchứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong quá trình thực hiện việc công chứnggiao dịch thì hình ảnh đã lưu giữ tại hồ sơ công chứng được xem là một trong nhữngtài liệu, chứng cứ để giải quyết khi có vấn đề tranh chấp xảy ra, bảo đảm về mặtpháp lý cũng như hạn chế rủi ro cho công chứng viên và tổ chức hành nghề côngchứng.

Bên cạnh đó, việc lữu trữhình ảnh cũng là cơ sở, căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng điều tra, xửlý đối với các hành vi vi phạm pháp luật khi có các vấn đề xâm phạm về quyền vàlợi ích hợp pháp xảy ra, đồng thời cũng là cơ sở để giúp hạn chế, phòng ngừa đượcrủi ro về trách nhiệm của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng.

Tuy nhiên, để các quy địnhliên quan đến việc chụp ảnh của công chứng viên và người ký văn bản công chứngđi vào thực tế đời sống đạt nhiều hiệu quả cao hơn nữa thì cơ quan có thẩm quyềncần tiếp tục có những văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định này, đặc biệt là đôívới những trường hợp bị hạn chế chụp ảnh trong quá trình giao dịch như: Ngươìđang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù… hay những trường hợp liên quanđến công vụ và người ký văn bản công chứng thuộc lực lượng vũ trang hoặc các cơquan có thẩm quyền khác khi đã có những quy định về nội bộ về việc cấm ghi âm,ghi hình… Vậy trong trường hợp này, pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể đểviệc áp dụng quy định về chụp ảnh của của công chứng viên và người ký văn bảncông chứng được thống nhất, phù hợp, đạt hiệu quả cao trên thực tế.

Tóm lại, việc chụp ảnhkhi công chứng, đặc biệt là theo quy định mới tại Luật Công chứng 2024, là mộtchủ trương đúng đắn, nhằm tăng cường tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của cácbên tham gia giao dịch. Quy định này giúp ngăn chặn các hành vi giả mạo, lừa đảo,đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các giao dịch dân sự, thương mạitrong bối cảnh hiện nay.

Hồng Mây

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/quy-dinh-chup-anh-voi-cong-chung-vien-nham-han-che-gia-mao-rui-ro-tao-co-so-phap-ly-vung-chac-cho-cac-giao-dich-dan-su-thuong-mai.html