Quyết sách đúng, kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch
Loạt bài 'Quyết sáchđúng, kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch' của nhómtác giả: Nguyễn Đình Đoàn Bổng - Phạm Lương Bằng- Lê Văn Dương - Phạm Văn Công - Đàm Xuân An, Báo điện tửVietNamNet đã đoạt giải Khuyến khích giải - Giải báochí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII - năm 2022. Tạpchí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bài 1: Hành trình tăngtrưởng ngoạn mục của Bắc Giang sau đại dịch
Từng bị đại dịch Covid-19 tàn phá nặng nề, các con số thốngkê mới đây cho thấy, Bắc Giang đang bứt phá, tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, trởthành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội.
Hồi sinh sau đại dịch
9hsáng, hàng trăm công nhân phân xưởng may mặc của Công ty BGG Bắc Giang (thịtrấn Kép, huyện Lạng Giang) hăng say hoàn thành các đơn hàng chờ xuất sang thịtrường Châu Âu. Hướng mắt về phía nhóm công nhân đang hăng say làm việc, ôngDương Thanh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết, cách đây tròn một năm,dịch Covid-19 quét qua, cảnh tượng tại phân xưởng lúc ấy thật sự “rất đaulòng”.
Hôìsinh mạnh sau đại dịch, Công ty BGG hiện nay có gần hai nghìn công nhân làmviệc ổn định với mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/lao động. Các đơn hàngtrong và ngoài nước đang được hoàn thành để giao kịp tiến độ. BGG Bắc Giang chỉlà một trong hàng trăm doanh nghiệp tại tỉnh này đang hồi sinh mạnh mẽ sau đạidịch Covid-19. Từng doanh nghiệp khôi phục hoạt động sau dịch bệnh đang đónggóp vào bức tranh kinh tế tỉnh Bắc Giang những kết quả tích cực.
Thốngkê sáu tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)tỉnh Bắc Giang đạt tới 24%. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay của BắcGiang và đứng đầu cả nước. Ngoài ra, bảy tháng đầu năm 2022, tỉnh thu hút hơnmột tỷ USD tổng vốn đầu tư quy đổi. Riêng với các dự án có vốn đầu tư nướcngoài (FDI), Bắc Giang thu hút được hơn 800 triệu USD (đứng thứ 7 cả nước). Trongtám tháng năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo củaBắc Giang tăng 53,9% so với cùng kỳ năm trước.
Thốngkê mới nhất của tỉnh Bắc Giang cho thấy, toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp đượcThủ tướng chấp thuận chủ trương. Trong đó có 5 khu công nghiệp đang hoạt độngvới tỉ lệ lấp đầy gần như tuyệt đối. Từ việc chủ động đón làn sóng dịch chuyểnđầu tư, trong vòng sáu tháng, tỉnh Bắc Giang có 19 dự án FDI cấp mới với tổngvốn đăng ký lên đến gần 300 triệu USD; 26 dự án khác tăng tổng vốn thêm gần 600triệu USD. Sốliệu thống kê từ 2015 đến nay, tỉnh này đã thu hút thêm được 6,4 tỷ USD, đưatổng vốn FDI đăng ký lên 8,84 tỷ USD; Bắc Giang đứng thứ 13 toàn quốc về thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cùng với việc hồi sinh các doanh nghiệp trongvà ngoài khu công nghiệp, hơn 300 nghìn lao động tại Bắc Giang đang duy trìcông việc ổn định với thu nhập bình quân ở mức khá.
Traođổi với VietNamNet về tốc độ tăng trưởng tích cực đạt được, Phó Bí thư Thườngtrực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng chia sẻ: “Tỉnh đón nhận kết quả trêntrong tâm thế chủ động và xem đó là tiền đề, nguồn động lực để tiếp tục bứt phá,hoàn thành các mục tiêu trong thời gian tới”. Bà Hồng nói thêm, kết quả trênđạt được trong bối cảnh tỉnh Bắc Giang vừa trải qua hơn một năm chống chọi vơíđại dịch Covid-19. Tỉnh từng chứng kiến hàng trăm doanh nghiệp tạm dừng hoạtđộng, phá sản; áp lực cân não thuyết phục các nhà đầu tư “đại bàng” khi chuôĩcung ứng toàn cầu bị đứt gãy; kết quả tăng trưởng có giai đoạn tụt về con sôấm… Để gượng dậy sau đại dịch và lấy lại đà tăng trưởng tích cực, theo bàHồng, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 nhiệm kỳ 2020-2025 được xác định là cộtmốc quan trọng.
Tỉnhủy Bắc Giang xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2025 là đưa Bắc Giangtrở thành một tỉnh công nghiệp. Cũng trong năm 2025, Bắc Giang đặt mục tiêu sẽtự cân đối về thu chi ngân sách. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang nhìnnhận, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang hướng đến sự bền vững và nângcao chỉ số hạnh phúc của người dân.
Nỗi lo giữa tăng trưởng
Trựctiếp phụ trách về lĩnh vực kinh tế của Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh PhanThế Tuấn nhìn nhận, kết quả tăng trưởng của tỉnh đạt được xuất phát từ địnhhướng phát triển của tỉnh tập trung ba mũi nhọn chính gồm công nghiệp, dịch vụvà nông nghiệp. “Bắc Giang có dư địa phát triển công nghiệp rất tốt”, ông Tuấnnói và viện dẫn, tỉnh có lợi thế về giao thông khi có tuyến cao tốc kết nối từHà Nội đi Lạng Sơn, Thái Nguyên; các trục quốc lộ kết nối vùng với các địaphương lân cận. Đặc biệt, Bắc Giang có nhiều nguồn lực phát triển khi có sốlượng lao động lớn, lành nghề. Dùvậy, ông Tuấn thẳng thắn chia sẻ, trong bức tranh tăng trưởng kinh tế chung củatỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế cần tháo gỡ. Một trong số đó là sự tăngtrưởng không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Việc phục hồi và phát triển sauđại dịch tập trung vào các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp nhỏ vẫn đanggặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Tỉnhđã nhận ra và tổ chức rất nhiều giải pháp, thậm chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnhtrực tiếp xuống với doanh nghiệp để lắng nghe, động viên và ban hành các chínhsách để tiếp sức cho doanh nghiệp”, ông Tuấn nói. Đặcbiệt, ông Phan Thế Tuấn cho biết, cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh phụ thuộclớn vào các dự án FDI. Đại dịch Covid xảy ra đã cho thấy, khi dịch tấn công vàokhu vực kinh tế này sẽ kéo giảm sự tăng trưởng của toàn tỉnh. Thậm chí, đưa chỉsố này về tăng trưởng âm.
Từđây, Bắc Giang một mặt thu hút các dự án FDI chất lượng cao, mặt khác triểnkhai đồng loạt các giải pháp để thu hút các doanh nghiệp nội đầu tư trên địabàn. Ngoài ra, ông Tuấn chia sẻ, tỉnh Bắc Giang đang phát triển rất mạnh vềcông nghiệp. Tuy nhiên, các dịch vụ đi kèm hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhucầu từ thực tiễn đặt ra. Việc đầu tư phát triển tại các huyện, thành phốvẫn chưa đồng đều, các huyện miền núi thu hút đầu tư còn chậm.
Mở rộng không gian pháttriển
Nhậndiện rõ những tồn tại hiện hữu, tỉnh Bắc Giang triển khai hàng loạt giải phápđể đưa phát triển của tỉnh theo hướng bền vững. Một trong những nhiệm vụ trọngtâm tỉnh hướng đến là cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Một trong những ưutiên của tỉnh là tập trung cải cách hành chính để thu hút đầu tư. Việc cải cáchnày bắt đầu từ thái độ phục vụ của cán bộ với người dân, doanh nghiệp.
Đạidịch Covid-19 gây ra nhiều tổn thất với Bắc Giang, nhưng cũng từ đó, Bắc Gianglinh hoạt trong việc “chớp thời cơ vàng” để tạo đà phát triển. Mộttrong những dẫn chứng rõ nét nhất của việc chớp thời cơ của Bắc Giang là giữchân lao động. Khi dòng chảy lao động Bắc Giang rời khỏi các tỉnh phía Nam trởvề quê, tỉnh nhanh chóng có hàng loạt chính sách để lực lượng lao động lànhnghề này làm việc trên chính quê hương mình.
Bêncạnh có nguồn lao động dồi dào, lành nghề, theo ông Phan Thế Tuấn, Bắc Giangchớp thời cơ về “làn sóng dịch chuyển đầu tư” sau đại dịch đã có những tác độngtích cực. Thống kê của UBND tỉnh cho thấy, đã có trên 500 doanh nghiệp, nhà đâùtư trong và ngoài nước mong muốn đầu tư tại Bắc Giang. Dù vậy, ông Phan ThếTuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định tỉnh không ồ ạt thu hút cácdự án FDI mà có “sự chọn lọc”. Tỉnh kiên định chọn các dự án không ô nhiễm, sửdụng ít đất, lao động và ưu tiên nhà đầu tư công nghệ cao, suất vốn và hiệu quảkinh tế cao.
Mộtđiểm nhấn đáng chú ý trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Bắc Gianglà mở rộng không gian phát triển bằng cách kết nối vùng. Cụ thể hóa quan điểmtrên, vào đầu năm 2022, tỉnh Bắc Giang cùng với Quảng Ninh và Hải Dương chínhthức thực hiện các chính sách về liên kết vùng để thúc đẩy tăng trưởng các địaphương. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, các thế mạnh, tiềm năng đặctrưng của địa phương, việc ký kết liên kết vùng được kỳ vọng sẽ mang đến kếtquả tích cực. “Trong thời gian tới, việc Bắc Giang có biển từ kết nối vùng vơíQuảng Ninh là điều khả thi”, Phó Chủ tịch Phan Thế Tuấn chia sẻ.
Quanđiểm của Bắc Giang trong việc liên kết vùng là ưu tiên hợp tác trên các lĩnhvực, trong đó số một là làm tốt hạ tầng giao thông và văn hóa, du lịch. “Đểphát triển bền vững, chúng tôi xác định không chỉ đi một mình mà phải có sựđồng hành của các địa phương trong vùng như Quảng Ninh, Hải Dương”, ông PhanThế Tuấn nhấn mạnh.
Bài 2: Chinh phục 'đại bàng' tỷ USDvà hành trình tăng trưởng xuyên đại dịch của Quảng Ninh
5năm liên tiếp chiếm đỉnh bảng xếp hạng PCI, tăng trưởng kinh tế xuyên đại dịchvới nhiều nhà đầu tư tỷ USD đặt chân, tỉnh Quảng Ninh hoàn thành các nhiệm vụ tưởngnhư “bất khả thi”.
Thuyết phục “đại bàng” tỷ USD
Tháng3/2021, giữa lúc đại dịch Covid càn quét khiến nhiều khu công nghiệp đóng băng,nhiều ngành nghề bị tàn phá nặng nề, một doanh nghiệp “đại bàng” chọn QuảngNinh để rót vốn đầu tư dự án gần 1 tỷ USD.
Nhiêùcâu hỏi được đặt ra, rằng Quảng Ninh đã làm cách nào để “hút” trọn vẹn 2 dự ánliên quan đến sản xuất tấm quang năng quy mô lớn của Công ty TNHH Công nghiệpJinko Solar Việt Nam (Công ty Jinko)? Haidự án này gồm dự án công nghệ tế bào quang điện và Dự án công nghệ tấm silic,đặt tại KCN Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tổng mức đầu tư lên đến 865,6 triêụUSD. Kể về quá trình quyết định đầu tư trên, Tổng Giám đốc đối ngoại, kiêm Giámđốc điều hành Công ty Jinko - ông Hoàng Kim Tinh cho biết, thời điểm ban đâùcông ty vẫn đắn đo vì đây là địa phương hoàn toàn mới mẻ. Lúc đầu, công tyJinko chỉ có ý định thực hiện Dự án công nghệ tế bào quang điện, còn Dự án côngnghệ tấm silic – nơi sản xuất nguyên liệu đầu vào cho Dự án công nghệ tế bàoquang điện để sản xuất sản phẩm cuối cùng là tấm quang năng thì chưa có kếhoạch đặt tại Quảng Ninh.
Mộtcuộc khảo sát “âm thầm” được triển khai độc lập về nhiều khía cạnh từ thủ tụchành chính, quy mô kinh tế… “Khảo sát của các chuyên gia công ty Jinko chothấy, Quảng Ninh có sự ổn định về phát triển kinh tế, đặc biệt nhất là sựvào cuộc hỗ trợ nhiệt tình của hệ thống chính trị”, ông Hoàng Kim Tinh nói vềlý do then chốt khiến Jinko song hành cùng Quảng Ninh. Vơísự quyết liệt, kiên trì thuyết phục của chính quyền Quảng Ninh, ngày 10/1/2022,công ty Jinko tổ chức lễ khởi động sản xuất và ra mắt sản phẩm đầu tiên của Dưạ́n công nghệ tấm silic.
Theoông Hoàng Kim Tinh, Quảng Ninh có rất nhiều điều kiện lý tưởng và thuận lợi đểtiến hành đầu tư, trong đó việc hỗ trợ trước và sau đầu tư là rất chuyên nghiệpvà bài bản. “Đầu tiên, tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 khu kinh tế đã được thành lậpvà đang hoạt động trong đó có 2 khu kinh tế ven biển. do nằm trong khu kinh tếnên các doanh nghiệp đến đầu tư sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi tương ứngvề đầu tư, thuế.
Chiasẻ về điều tâm đắc nhất khi đầu tư vào Quảng Ninh, ông Tinh cho rằng tỉnh cóđiều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam qua hệ thống các cưảkhẩu trên đất liền và trên biển. Trong đó phải kể đến cửa khẩu Móng Cái, BắcPhong Sinh, cảng nước sâu Cái Lân. Do vậy mà việc nhập khẩu nguyên vật liệu,máy móc qua đường bộ, biển rất thuận tiện và nhanh chóng. Cái khác biệt nhất ởQuảng Ninh đó là các vấn đề liên quan đến chuyên gia nước ngoài, nhập khẩu máymóc nguyên vật liệu luôn nhận được sự hỗ trợ của tỉnh.
Đặcbiệt đối với việc nhập cảnh của chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài, chínhquyền tỉnh luôn kịp thời giải quyết nhu cầu nhập cảnh để không ảnh hưởng đếntiến độ chung của dự án. "Bất ngờ nhất là việc hỗ trợ sau đầu tư, khi gặpkhó khăn, công ty chúng tôi phản hồi thì tỉnh Quảng Ninh luôn tích cực, chủđộng ghi nhận, lắng nghe, lập tức tham gia giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đềthông qua các cuộc họp, các chỉ đạo cụ thể kể cả vào ngày nghỉ theo quyđịnh", ông Hoàng Kim Tinh cho biết. Dự án trên của Công ty Jinko Việt Namlà 2 trong tổng số 150 dự án FDI của các nhà đầu tư tới từ 20 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 8,26 tỷ USD.
5 năm giữ đỉnh PCI
Theobáo cáo kết quả Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2021 do PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, Quảng Ninh giữ vững vị trísố 1 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố. Với kết quả trên, Quảng Ninh duy trì 5năm liên tiếp xếp thứ nhất và 9 năm liên tiếp trong top 5 các tỉnh, thành phốcó chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Quảng Ninh cũng là tỉnhduy nhất được VCCI xếp hạng có chất lượng điều hành kinh tế rất tốt vào năm2021.
Nhờnhững nỗ lực cải nêu trên, các con số thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởngkinh tế (GRDP) của Quảng Ninh giai đoạn 2016-2021 luôn đạt mức tăng trưởng trênhai con số. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, tốc dộ tăng trưởng kinh tếGRDP của Quảng Ninh đạt 10,66%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 28.671 tỷ đồng,tổng vốn cho đầu tư phát triển ước đạt 42.310 tỷ đồng, và đã thu hút được trên5,5 triệu lượt du khách đến với tỉnh. Số liệu thống kê trên cho thấy, QuảngNinh bứt phá mạnh mẽ, tạo nên điểm sáng về việc thực hiện “mục tiêu kép” – vưàchống dịch hiệu quả vừa tăng trưởng kinh tế.
Hoàn thiện “đường băng” đưa tỉnh cấtcánh
Nóivề việc thu hút các nhà đầu tư “đại bàng”, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh NguyễnXuân Ký cho rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm tô điểm vào bức tranh pháttriển kinh tế với nhiều lợi thế nổi trội. Trong đó, Quảng Ninh là địa phươngduy nhất của cả nước có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc,có 3 cửa khẩu. Đây là nền tảng để thúc đẩy phát triển thương mại biên mậu, traođổi hàng hóa và dịch vụ với thị trường trên 1 tỷ dân.
Đếnnay, Quảng Ninh có hơn 200km đường cao tốc đi qua (chiếm 1/10 chiều dài đườngcao tốc cả nước), thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hạ Long chỉ còn lại 1,5 giờvà đến TP Móng Cái (cửa khẩu quốc tế của tỉnh Quảng Ninh) chỉ còn 3 tiếng dichuyển. Đặc biệt, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là cảng hàng không đầu tiêncủa Việt Nam được đầu tư từ nguồn vốn tư nhân.
Nềntảng để Quảng Ninh phát triển còn dựa trên nội lực đó là có tổng diện tích khucông nghiệp, khu kinh tế lớn nhất cả nước với những lợi thế khác biệt như 2 khukinh tế ven biển, 3 khu kinh tế cửa khẩu, 16 khu công nghiệp. Các khu kinh tế ,khu công nghiệp của Quảng Ninh được kết nối với nhau bằng hệ thống đường caotốc tạo thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển mua bán hàng khóa. Các khukinh tế ven biển và cửa khẩu Quảng Ninh đều được Chính phủ cho phép hưởng cơchế chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất. Nôĩtrăn trở của hệ thống chính trị Quảng Ninh khi điều kiện tự nhiên, cơ sở hạtầng đã có nhưng phải làm sao cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sao chonhanh, nhạy và hiệu quả. Về việc này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhìn nhận quantrọng nhất là công tác cải cách hành chính.
"Trongkhi đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế, xã hội giúp giảm chi phí trực tiếp, thìviệc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh góp phần cắtgiảm các chi phí gián tiếp của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình đầu tư,sản xuất, kinh doanh", ông Nguyễn Xuân Ký nhận định. Nhiều mô hình mơíphục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư được thiết lập, vận hành hiệu quả như: Trungtâm Phục vụ hành chính công, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Tổ công tácInvestor care ...
Saunhững cố gắng thay đổi, phát triển để thích ứng đã có những quả ngọt đầu tiênngười dân Quảng Ninh được thụ hưởng. Dù được mệnh danh là “Việt Nam thu nhỏ” -Quảng Ninh với mục tiêu muốn “quả ngọt” ra mãi đã từng bước hiện thức hóa việcmở rộng không gian phát triển. Đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ninh cùng với Bắc Giangvà Hải Dương chính thức thực hiện các chính sách về liên kết vùng nhằm thúc đâỷtăng trưởng các địa phương. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, các thếmạnh, tiềm năng đặc trưng của địa phương, việc ký kết liên kết vùng được kỳvọng sẽ mang đến kết quả tích cực.
Bài 3. Vùng quê nghèo thành trungtâm công nghiệp lớn
Từmột vùng đất khô cằn, từ khi Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn đi vào hoạt động đã làm“thay da, đổi thịt” cả một vùng quê nghèo xứ Thanh. Nay Nghi Sơn trở thành mộttrong những trung tâm công nghiệp đô thị - dịch vụ ven biển trọng điểm của cảnước.
Quyết làm Khu kinh tế
Nêúnhư trước đây có câu “Nhất Gia, nhì Xương”, ý muốn nói tới sự nghèo khó của haihuyện vùng ven biển ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa là Tĩnh Gia (nay là Nghi Sơn)và Quảng Xương thì nay cả hai địa phương đã đổi thay rõ rệt. Nghi Sơn hiện đangphát triển mạnh, mang dáng vóc của một thành phố biển hiện đại, trù phú. Để cóđược thành quả như ngày hôm nay, các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm không thể quênđược người “đặt nền móng” cho sự ra đời của KKT Nghi Sơn lúc bấy giờ. Người đólà nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi.
Chiasẻ với VietNamNet, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi cho biết, năm2001, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Khu Công nghiệp (KCN) NghiSơn. Lúc bấy giờ, các cấp ủy, chính quyền Thanh Hóa nhận định nếu chỉ là KCNnhư mọi KCN khác, thì tiềm năng và thế mạnh của Nghi Sơn sẽ không được phát huyđầy đủ. Mục tiêu đặt ra là phải xúc tiến thành lập KKT. Chỉ có như vậy mới cócơ chế đặc thù, và từ đó sẽ có nhiều các công ty lớn về đầu tư.
“Đâylà thời điểm khá nhạy cảm. Vì trước đó đã có một số KKT trong nước được thànhlập nhưng không phát huy hiệu quả. Từ đó, tạo ra một làn sóng dư luận, khiếnTrung ương phải xem xét”, ông Lợi cho biết. Nghi Sơn có lợi thế nổi bật vàriêng so với các địa phương khác, đó là cảng nước sâu. Cảng này có khả năngphát triển thành một trong những cảng biển lớn của cả nước, với khả năng tiếpnhận tàu có trọng tải lên tới 50.000DWT, năng lực xếp dỡ lên đến hàng trămtriệu tấn/năm. “Từnhững lợi thế và quyết tâm của cấp ủy, chính quyền Thanh Hóa, chúng tôi đã chủđộng trình bày ý tưởng dự án với các bộ, ban, ngành Trung ương. Đúng như dựđoán, một số ý kiến từ phía Trung ương chưa được đồng thuận. Lúc bấy giờ chúngtôi đã bằng mọi cách để trình bày, thuyết phục và cuối cùng cũng được đồngthuận”, ông Lợi nhớ lại.
Ngày15/5/2006, KKT Nghi Sơn chính thức được thành lập theo quyết định số 102/QĐ-TTgcủa Thủ tướng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, KKT Nghi Sơn đã thu hút đượccác dự án lớn như Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Xi măngNghi Sơn, Dây chuyền 1 Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn, các dự án may mặc, dagiày... Để“giữ chân” được các dự án lớn, công tác giải phóng mặt bằng được quan tâm hàngđầu. Có đợt cao điểm, chỉ trong 40 ngày huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn)phối hợp với KKT Nghi Sơn đã di chuyển được gần 700 hộ dân tới khu tái định cưmới. Chỉ tính đến cuối năm 2008, KKT Nghi Sơn đã giải phóng mặt bằng cho 31 dưạ́n, với diện tích 831,67 ha.
Giờđây, KTT Nghi Sơn đã phát triển sôi động có vai trò to lớn trong định hướng,chiến lược phát triển vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, và trở thành một trong các KKTđộng lực của Việt Nam với một số dự án trọng điểm, mang tầm quốc gia, đóng gópquan trọng vào các chỉ số tăng trưởng và thu ngân sách hằng năm của tỉnh.
Góp gần một nửa tổng thu ngân sách
ÔngBùi Tuấn Tự, Phó trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp(gọi tắt là KKT Nghi Sơn) tỉnh Thanh Hóa cho biết, KKT Nghi Sơn đang tạo việclàm cho gần 37 nghìn lao động. Lũy kế đến nay có 264 dự án đầu tư trong nướctổng vốn đăng ký đầu tư là 149.084 tỷ đồng và 23 dự án đầu tư nước ngoài vơítổng vốn đăng ký đầu tư là 12.809 triệu USD. Lũy kế giá trị thực hiện đạt68.051 tỷ đồng và 12.078 triệu USD.
Năm2021, KKT Nghi Sơn nộp ngân sách nhà nước hơn 16.000 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm2022 là hơn 11.600 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng thu ngân sách trên địa bàntỉnh. Để cóđược những kết quả nổi bật nêu trên, ngay từ những ngày đầu, Thanh Hóa đã xácđịnh tầm chiến lược quan trọng của KKT Nghi Sơn và hạt nhân là Liên hợp Lọc hoádầu (LHLHD) Nghi Sơn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đãtập trung mọi nguồn lực đầu tư vào nơi đây.
Đángkể như đầu tư về giao thông, sau khi đưa Cảng Hàng không Thọ Xuân vào khai thácdân dụng, Thanh Hóa đã trở thành một trong số ít địa phương có hệ thống giaothông toàn diện, đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường biển và đườnghàng không. Cùng với đó là đầu tư xây dựng tuyến đường từ KKT Nghi Sơn đi sânbay Thọ Xuân, dài khoảng 60km đưa vào sử dụng. Như vậy, chỉ riêng khu vực KKTNghi Sơn, hệ thống giao thông kết nối đã hoàn thiện, tạo thuận lợi rất lớn chocác nhà đầu tư.
Ngoàira, với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, các dự án đầu tư vào KKT NghiSơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được hưởng các ưu đãi vượt trôịvề đất đai, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp... Đây là tiền đềrất quan trọng để Thanh Hóa sớm trở thành một trong những trung tâm lớn củavùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo,sớm trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trởthành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Theobáo cáo tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, dự toán thu NSNN trênđịa bàn năm 2022 là 28.143 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 27.143 tỷ đồng; thu từhoạt động xuất nhập khẩu 11.000 tỷ đồng. Chỉ mới 6 tháng đầu năm 2022, tổng thuNSNN trên địa bàn đã ước đạt 26.334 tỷ đồng, bằng 93,6% dự toán cả năm và tăng63% so với cùng kỳ năm 2021, và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Bài 4. Cách Bình Dương làm để thuhút vốn FDI dẫn đầu cả nước
Từchỗ có nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, nhờ cách chăm sóc nhà đầu tư bài bản,Bình Dương từ vị trí thứ tư (2021) đã vọt lên trở thành tỉnh thu hút FDI dẫnđầu cả nước.
Khôi phục và phát triển
Nhữngngày này, hàng ngàn công nhân của công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (chuyên sảnxuất linh kiện ô tô ở TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đang hối hả làm việc trong cácdây chuyền sản xuất. Không khí làm việc tại đây rất khẩn trương để đáp ứng đủsố lượng đơn hàng. Yazaki EDS là một trong những doanh nghiệp đã từng phải gồngmình chống chọi trong lần bùng phát đại dịch Covid-19 vừa qua, bị ảnh hưởngnặng nề về hoạt động sản xuất.
Kể từlần xuất hiện những ca mắc Covid-19 đầu tiên tại công ty từ 7-7-2021, hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp buộc phải dừng ngay lập tức. Đểviệc cung ứng sản phẩm đến khách hàng không bị gián đoạn, công ty Yazaki bắtđầu thực hiện sản xuất 3 tại chỗ kéo dài hơn 3 tháng, chỉ với nguồn lực trongkhoảng gần 20% so với năng lực hiện tại. Thời điểm này, công ty chủ yếu sảnxuất cầm chừng nhằm duy trì việc giao hàng đến đối tác trong khả năng có thể.
Ngoàiviệc phải tăng chi phí sản xuất đặc biệt trong điều kiện giãn cách, công ty cònphải phát sinh nhiều chi phí khác mới đảm bảo được tiến độ hàng hóa. Lãnh đạoCông ty Yazaki cho hay, thời điểm này, công ty vẫn phải chi trả lương cho hơn11.000 lao động trong vòng hơn 3 tháng mặc dù công nhân không tham gia sảnxuất, với mục đích sau khi đại dịch đi qua công ty vẫn đảm bảo được nguồn nhânlực đủ để đáp ứng nhu cầu mới từ phía khách hàng. Tuyvậy, khi trở lại trạng thái bình thường mới, công ty khôi phục sản xuất mộtcách nhanh chóng. Đơn hàng từ đối tác liên tục tăng, công nhân lao động có việclàm trở lại, thậm chí có những khâu sản xuất phải tăng ca mới đáp ứng đủ nhucầu đơn hàng. Cùng với đó, Yazaki đang tuyển dụng thêm khoảng 1.000 lao động đểtăng sản lượng do đơn hàng ngày càng tăng.
Côngty cổ phần Sáng Ban Mai (chuyên sản xuất máy phát điện ở thị xã Bến Cát, tỉnhBình Dương) cũng là một doanh nghiệp từng chịu ảnh hưởng lớn do dịch bệnh. ÔngTrần Thành Trọng – Tổng giám đốc công ty cho biết, trong đợt dịch Covid-19 thứ4, dù công ty đã duy trì sản xuất 3 tại chỗ trong hơn 3 tháng nhờ có sự dự trữnguyên liệu từ trước nhưng không tiêu thụ được sản phẩm trong thời gian bịphong tỏa, do vậy doanh thu và lợi nhuận năm 2021 giảm gần 30%. Phải đếnđầu năm 2022, công ty tập trung phục hồi sản xuất, đáp ứng những đơn hàng dangdở năm 2021. Đến tháng 8/2022, doanh thu đã tăng 10% so với cùng kỳ 2021, dựkiến trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất, từng bướcđạt mức tăng trưởng cao.
Theobáo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, trong 5 tháng đầu năm 2022, kinh tế - xã hôịcủa Bình Dương tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó thu hút đầu tưnước ngoài lũy kế 5 tháng đầu năm đã đạt được gần 2,5 tỷ USD, vươn lên đứng đâùcả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể, thu hút đầu tư trongnước đạt 8.047 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng đầu năm đã thu hút được 30.997 tỷ đồng. Thuhút FDI được 151 triệu USD, lũy kế 5 tháng đã thu hút được gần 2,5 tỷ USD,trong đó có những tập đoàn lớn như Tập đoàn LEGO và Tập đoàn Pandora với tổngsố vốn hơn 1,1 tỷ USD.
Chỉsố sản xuất công nghiệp ước tăng 9% so với tháng trước và tăng 12,3% so vơícùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so vơícùng kỳ năm trước. Đến nay, Bình Dương có hơn 4.000 dự án đầu tư nước ngoàiđang còn hiệu lực với tổng vốn trên 38 tỷ USD; trong đó có 29 khu công nghiệptập trung với tổng diện tích gần 13.000 ha. Các chỉ số FDI liên tục tăng, phạmvi hoạt động của các cụm khu công nghiệp ngày càng mở rộng đã tạo cho BìnhDương nhiều cơ hội phát triển về kinh tế - xã hội, đồng thời trở thành nơi đếncủa lao động nhập cư.
Chính sách phù hợp
Traođổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, BìnhDương đã từng phải trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách, đứng trướcnguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất do dịch bệnh. Tuy vậy, bằng sự quyết liệtcủa lãnh đạo tỉnh, sự đồng tình ủng hộ của doanh nghiệp và nhân dân Bình Dương,tỉnh đã vượt qua và đạt được những thành quả thuận lợi.
TheoChủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, dù trong thời điểm khó khăn đó, lãnh đạo tỉnhnhất quán chủ trương vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất một cách an toàn, hiêụquả. Một trong những chính sách thực hiện sản xuất an toàn lúc đó là “3 tạichỗ” trong doanh nghiệp, nhất quyết không để đứt gãy chuỗi sản xuất nhưng vẫnđảm bảo phòng chống dịch. “Thơìđiểm này, có những quyết định thực sự vô cùng khó khăn với tỉnh Bình Dương,tình thế có thể coi như ngàn cân treo sợi tóc. Tuy nhiên đến lúc này đã có thểkhẳng định những quyết định, chính sách đã thực hiện là đúng đắn” – ông Minhchia sẻ. Ông Minh cho biết thêm, hiện nay Bình Dương luôn quan tâm, chú trọngđến thu hút đầu tư, kể cả thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đểthực hiện việc này, lãnh đạo Bình Dương thường xuyên tổ chức các buổi hội nghịxúc tiến đầu tư, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong quátrình đầu tư vào Bình Dương. Ngoài việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ởtỉnh, lãnh đạo Bình Dương còn trực tiếp đến các nước như Canada, Australia,Mỹ,… để gặp gỡ, trao đổi với nhà đầu tư. Bêncạnh đó, việc thu hút đầu tư nội địa cũng được Bình Dương chú trọng và quantâm, hiện đã có những nhà đầu tư lớn trong nước đầu tư vào Bình Dương.
Bài 5. Con đường để tăng trưởng bềnvững hơn
Nỗi lo khi dựa nhiều vào vốn nướcngoài
BắcGiang đang nổi lên là địa phương vươn mình mạnh mẽ trong thu hút FDI. Nhưngtrong cuộc trò chuyện với PV.VietNamNet, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Bắc Giang đã nêu quan điểm của tỉnh Bắc Giang là một mặt thu hút FDI cóchọn lọc, mặt khác cũng đang có những kế hoạch để thu hút đầu tư từ các DNtrong nước vào sân golf, các khu du lịch tâm linh, các khu đô thị… Địnhhướng này được Bắc Giang quán triệt khi tỉnh này nhận ra rằng để phát triển bềnvững thì cần đi bằng nhiều chân, không nên quá phụ thuộc vào một thành phầnkinh tế nào.
Thựctế, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã giúp nhiều địa phương đổi vận, giàu lên.Chẳng hạn với tỉnh Bắc Ninh, nguồn thu từ khu vực FDI còn cao hơn tất cả cáckhu vực kinh tế khác cộng lại. Báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh cho thấy,tổng thu ngân sách 9 tháng của tỉnh này đạt 21.214 tỷ đồng (dự toán cả năm là30.567 tỷ đồng). Trong đó, thu từ khu vực DN FDI chiếm tới 6.018 tỷ đồng (thutừ thuế TNDN là 4.579 tỷ đồng); thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là2.579 tỷ đồng, thu từ khu vực DNNN chỉ hơn 600 tỷ đồng… Nhìn chung, kinh tế củaBắc Ninh gắn chặt với sức khỏe của hàng loạt DN FDI lớn có nhà máy đặt trên địabàn.
Còntrên bình diện cả nước, xuất khẩu của khu vực FDI nhiều năm gần đây chiếm tơítrên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, còn doanh nghiệp ‘nội’ chỉ chiếmphần nhỏ còn lại. Riêng xuất khẩu của 1 DN FDI như Samsung đã chiếm tới 16%tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2021. BộCông Thương khi xây dựng Luật Phát triển công nghiệp cũng dẫn chứng đối với cácngành xuất khẩu chủ lực như điện – điện tử, dệt may, da giày, số lượng doanhnghiệp FDI chỉ khoảng 20% trên tổng số doanh nghiệp nhưng lại chiếm tới hơn 80%kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở khu vực hạ nguồnđể tận dụng các ưu đãi về thuế và các chi phí đầu vào như nhân công giá rẻ vàcác yêu cầu về môi trường, lao động chưa quá cao của Việt Nam.
Đó làđiều khiến PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế trong cácbài trình bày của mình trước Ban Kinh tế Trung ương đã phải cảnh báo về một nềnkinh tế 2 khu vực “nhị nguyên”. Đó là lệ thuộc tăng trưởng ngày càng nhiều vàokhu vực FDI, trong khi sản xuất của khối nội địa gặp khó khăn, bị trói buộc nhiêùvà hầu như không gắn với chuỗi của FDI.
Nguồnthu bị phụ thuộc vào đất
Dùthường xuyên công bố những con số to lớn về thu hút FDI nhưng nhiều địa phươngnguồn thu từ sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa nhiều vào thutiền sử dụng đất. Ngay cả Bắc Giang, do chỉ mới vươn mình trong sản xuất côngnghiệp vài năm gần đây, nên nguồn thu vẫn dựa vào đất. 6 tháng năm 2022, thungân sách của Bắc Giang đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, nhưng có tới hơn 5.300 tỷ làthu từ tiền sử dụng đất. Còn năm 2021 thu ngân sách của Bắc Giang đạt 21,9nghìn tỷ đồng thì có tới hơn 13 nghìn tỷ là thu từ tiền sử dụng đất. Thu từ khuvực DN đầu tư nước ngoài chỉ là 1.548 tỷ đồng. Thu từ khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh chỉ là 1.484 tỷ đồng… Hưng Yên, địa phương có nguồn thu điều tiết vềTrung ương, 6 tháng năm 2022 tỉnh này thu được 26.279 tỷ đồng, tăng tới 34,6%dự toán HĐND giao. Nhưng có tới 18.408 tỷ thu từ tiền sử dụng đất, đạt tới 250%so với cùng kỳ (chủ yếu từ dự án lớn của Vingroup).
Còncả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ (gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển từThanh Hóa đến Bình Thuận), Bộ Tài chính đánh giá cơ cấu thu ngân sách còn chưathực sự bền vững, phụ thuộc vào một số khoản thu có tính chất một lần (thu tiềnsử dụng đất, tiền thuê đất một lần), chịu ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài (nhưgiá dầu thô liên quan đến thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh ThanhHóa).
Đángchú ý, nguồn thu của nhiều tỉnh còn phụ thuộc rất nhiều vào 1 doanh nghiệp lớntrên địa bàn. Chẳng hạn Quảng Nam nguồn thu chủ yếu từ công ty sản xuất và lắpráp ô tô Chu Lai Trường Hải, số thu từ Công ty chiếm trên 50% thu nội địa củaTỉnh. Còn tỉnh Khánh Hòa nguồn thu chủ yếu từ Tổng công ty Khánh Việt chiếmkhoảng 20% thu nội địa của Tỉnh... Trongsố 63 tỉnh thành trên cả nước, mới chỉ có 16 tỉnh thành có điều tiết ngân sáchvề trung ương, còn lại là các tỉnh vẫn cần Trung ương hỗ trợ về ngân sách đểchi cho các hoạt động.
Thuhút công nghệ cao
Tronghội nghị phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng do Ban Kinh tế Trung ương chủ trìmới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng nhắc đến một số địaphương như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng với thành tích thu hút dự án FDInhư LG và Samsung. Nhưng theo ông Trần Sỹ Thanh, các dự án này mới chỉ sản xuấtphần “xác” của sản phẩm, còn phần hồn là phần chip, microchip, và công nghệ phụtrợ cho chuỗi sản xuất của các nhà máy đóng trên các địa bàn này còn yếu.
“Khitôi tiếp một số tập đoàn rất lớn của Hàn Quốc, họ nói rằng trong vòng 20 năm,Hàn Quốc từ một nước chưa sản xuất được chip bán dẫn thì giờ đây đã trở thành 1trong 4 nền kinh tế đứng đầu thế giới về chip bán dẫn gồm Mỹ, Hàn Quốc, ĐàiLoan, Trung Quốc và người ta chủ động được chip bán dẫn. Giờ họ muốn chuyểndịch công nghệ sản xuất này sang Việt Nam”, ông Trần Sỹ Thanh kể.
Nhànước có hỗ trợ gì để thu hút các tập đoàn lớn, mang công nghệ cao vào Việt Namchính là câu hỏi được các tập đoàn này gửi đến lãnh đạo Hà Nội. Đó là câu hoiổng Thanh cho rằng Quốc hội, Chính phủ cần lưu tâm để khi DN đầu tư vào ViệtNam 5 tỷ USD, 10 tỷ USD cho dây chuyền sản xuất chip thì Nhà nước cam kết gìvới nhà đầu tư. Thamgia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu với các sản phẩm mang giá trị gia tăngcao hơn, hàm lượng công nghệ cao hơn thay vì chỉ gia công, lắp ráp như lâu naylà con đường Việt Nam phải đi. Dòng vốn của Samsung, LG, Intel, các nhà cungcấp của Apple… sẽ có giá hơn nếu mang lại giá trị gia tăng cao hơn. “Nếu chúngta làm được chuỗi công nghệ cao này thì chúng ta có vị thế trong bản đồ vềthương mại, công nghiệp công nghệ cao. Khi đó tiếng nói của chúng ta sẽ kháctrên thị trường quốc tế”, ông Trần Sỹ Thanh bày tỏ.
Nhưng vẫn phải quan tâm đàn chim sẻ
Nhữngdự án lớn, nhà đầu tư tên tuổi thường được các địa phương nhấn mạnh trong cácbáo cáo như một thành tích. Có một sự thật là, sau 35 năm phát triển kinh tếthị trường, dù khu vực tư nhân sản xuất hơn 40% GDP thì khu vực doanh nghiệp tưnhân Việt Nam chỉ đóng góp chưa đến 10%. Điều đó cho thấy sự nhỏ bé củakhu vực DN trong nước. Theođánh giá của Bộ Công Thương, hiệu quả và chuyển giao công nghệ từ các doanhnghiệp FDI ở mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, trong khi tỷ lệvốn FDI trong công nghiệp ở mức cao nếu so với nhiều nước khác. Sự liên kếtgiữa doanh nghiệp trong nước và FDI lỏng lẻo khiến sự lan tỏa về công nghệ,kiến thức, kỹ năng sản xuất từ khu vực FDI rất hạn chế, làm ảnh hưởng lớn đếnchất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng mà Bộ Công Thương môtả là “một quốc gia, hai nền kinh tế”.
Mộtchiếc xe ô tô có tới 30 nghìn linh kiện, nhưng DN trong nước chưa thể tham giađược nhiều vào chuỗi giá trị này, hầu hết linh kiện, phụ tùng vẫn phải nhậpkhẩu. Một tập đoàn lớn như Samsung xuất khẩu hơn 60 tỷ USD mỗi năm nhưng số DNViệt đủ sức thành nhà cung cấp cấp 1 cho Samsung chỉ là 51 (thời điểm năm 2014chỉ có 4 nhà cung cấp) với những sản phẩm ít giá trị cao.
Môĩnăm, Việt Nam vẫn phải nhập tới 100 tỷ USD tư liệu sản xuất, trang thiết bị máymóc từ Trung Quốc, chưa kể nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan… Đó là hệ quả của một nềncông nghiệp hỗ trợ yếu kém - nơi các DN nhỏ và vừa đóng vai trò trọng yếu. Vìthế, các địa phương cũng cần dành sự quan tâm cho những “chú chim sẻ” này, đểViệt Nam có được nền móng sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu cung ứng linh phụ kiện,nguyên vật liệu của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, thay vì phải nhậpkhẩu từ cái kim sợi chỉ như hiện nay. Đócũng là cách để Việt Nam chủ động được sản xuất, xuất khẩu thay vì thiếu tựchủ, dễ tổn thương bởi các biến động trên thế giới và trong khu vực như trongnhư thời đại dịch Covid-19 hoành hành 2 năm vừa qua. Đó cũng là con đường đểcác địa phương không phụ thuộc quá lớn vào một nguồn thu từ sử dụng đất, hay từ1-2 nhà máy tỷ đô đóng trên địa bàn.