Radar Mỹ giúp phi công Ukraine thi triển chiến thuật 'chồn hoang'
Các phi công Ukraine đang sử dụng chiến thuật 'chồn hoang', để cho radar phòng không đối phương phát hiện mình, theo dõi nguồn sóng radar và tấn công ngược lại.
Tạp chí Business Insider (BI) nghiên cứu các đoạn video trên chiến trường và nhận thấy hành động của các phi công Ukraine có nhiều điểm tương đồng với chiến thuật của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Ấn phẩm này cho rằng Ukraine đang sử dụng chiến thuật “chồn hoang”, trong đó các phi công để cho radar phòng không phát hiện mình, theo dõi nguồn sóng radar và tấn công ngược lại.
Chiến thuật này ban đầu được gọi là “Dự án Ferret”, theo tên loài động vật có vú chuyên săn những con mồi nhỏ cách xâm nhập vào hang ổ của con mồi để tiêu diệt. Tên này sau đó đã được thay đổi để tránh nhầm lẫn với mật danh “Ferret” được sử dụng trong Thế chiến 2 để mô tả các biện pháp định vị radar chống lại máy bay ném bom.
Bài viết miêu tả: “Trong trường hợp của Ukraine, các phi công khi phát hiện ra radar sẽ tấn công bằng tên lửa AGM-88 (HARM). Mỹ đã cung cấp loại vũ khí không đối đất có tầm bắn lên tới 150 km này cho Ukraine từ năm 2022.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần tuyên bố về việc đánh chặn HARM, ví dụ ngày 16/4, có thông báo về việc tên lửa loại này đã bị tiêu diệt”.
Dự kiến trong nửa đầu mùa Hè năm nay, Ukraine sẽ nhận được hàng chục chiến đấu cơ F-16 mà Na Uy, Đan Mạch, Bỉ và Hà Lan đã cam kết bàn giao.
Quân đội Ukraine cho biết các phi công nước này đã được đào tạo để vận hành F-16.