Rộ 'mốt' cúng hoa bưởi, hoa cau ngày rằm tháng Giêng: Vì sao 2 loài hoa này được chuộng?

Hoa cúng ngày rằm tháng Giêng phong thủy vừa giúp bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, vừa mang đến nhiều tài lộc cho gia đình.

Người Việt rất coi trọng ngày rằm tháng Giêng. Trong số đó, ngày 15 tháng Giêng, hay Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của năm, vì vậy nó chiếm vị trí quan trọng hơn cả. Bởi vậy người xưa mới có câu: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng ”. Ngoài các lễ vật, mâm cúng, vàng mã, các gia chủ cũng cần chú ý đến các loại hoa thường được bày trên bàn thờ ngày Tết Nguyên tiêu để bày tỏ được lòng thành đến tổ tiên và thần linh.

Đĩa hoa cúng rằm tháng Giêng.

Ngày rằm tháng Giêng người dân thường sắm sửa lễ vật, hương hoa (chủ yếu đồ chay) để dâng cúng Phật và gia tiên nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn thành kính, cầu mong một năm mới thật nhiều may mắn và thuận lợi.

Rộ "mốt" cúng hoa bưởi hoa cau ngày rằm tháng Giêng

Những năm gần đây, trong mâm cơm lễ ngày Rằm tháng Giêng, mọi người thường có thói quen sử dụng một ít hoa bưởi hoa cau để trang trí cho mâm cỗ cúng.

Năm nay, các loại "hoa quê" được nhiều người mua về lễ Rằm tháng Giêng.

Năm nay, các loại "hoa quê" được nhiều người mua về lễ Rằm tháng Giêng.

Những ngày gần đây, hoa bưởi bắt đầu được bày bán trên các tuyến phố của Hà Nội. Mặc dù là loài hoa thôn quê nhưng nó trở thành mặt hàng đắt đỏ, thậm chí hơn cả các loài hoa nhập ngoại.

Hoa bưởi thường được mua về để lễ chùa, thắp hương, ướp trà, ướp, cắm cho thơm hoặc gội đầu.

Hoa bưởi thường được mua về để lễ chùa, thắp hương, ướp trà, ướp, cắm cho thơm hoặc gội đầu.

Dù giá khá cao nhưng hoa bưởi vẫn rất hút khách, nhiều khách mua gửi vào Nam hoặc ra nước ngoài.

Dù giá khá cao nhưng hoa bưởi vẫn rất hút khách, nhiều khách mua gửi vào Nam hoặc ra nước ngoài.

“Hoa bưởi năm nay được mùa nên giá rẻ, mỗi chùm hoa bưởi nhỏ có giá tầm khoảng 10 nghìn đồng. Hoa huệ thì khoảng 5 nghìn đồng/cành. Hoa cau giá khoảng 90 nghìn mỗi bẹ, nếu mua nhánh nhỏ thì giá chỉ tầm 10 nghìn đồng”, chị Hoài Anh một người bán hoa cho hay trên VTC.

Hoa bưởi thờ Phật ngày rằm tháng Giêng: Vì sao được chuộng?

Hoa bưởi thường được nhiều gia đình sử dụng để dâng cúng trời Phật. Hoa bưởi là biểu tượng của sự thật thà, còn trong tình yêu hoa tượng trưng cho một tình yêu trong sáng. Vào mỗi tháng 3 về, mùa của loài hoa bưởi đến, các cặp đôi thường tặng cho nhau những bó hoa bưởi tươi thắm để chứng minh cho một tình yêu trong sáng và tinh khiết mà họ dành tặng cho đối phương.

Nhiều gia đình chọn trưng hoa bưởi vào giữa mùa, bởi đó là khi đất trời đã bắt đầu khô ráo, hoa mang về sẽ để được lâu hơn, mùi thơm mới thật thắm đượm. Để dâng lên thờ Phật, đó phải là cành bưởi có nhiều bông, cánh hoa tươi mới, không bị bầm dập. Hương thơm thắm đượm sẽ lan qua cả hoa quả và bay đi khắp không gian nhà.

Mùa hoa bưởi chỉ kéo dài hơn 2 tuần, nên nhiều người đều tranh thủ mua về chơi để không bỏ lỡ mùa hoa chỉ nở một lần trong năm.

Mùa hoa bưởi chỉ kéo dài hơn 2 tuần, nên nhiều người đều tranh thủ mua về chơi để không bỏ lỡ mùa hoa chỉ nở một lần trong năm.

Là người yêu thích mùi hương thơm dịu của hoa bưởi, năm nào chị Lê Thị Hường (quận Đống Đa) cũng săn đón hoa bưởi để nấu chè cúng Rằm tháng Giêng. Theo chị Hường trả lời trên Dân Trí, so với các loài hoa khác, hoa bưởi nhanh tàn và giá thành đắt hơn rất nhiều, thế nhưng với những ai yêu vẻ đẹp và mùi hương của hoa bưởi thì sẽ không tiếc tiền để mua một vài lạng về trang trí hoặc nấu chè dâng cúng lễ trong ngày Rằm.

Việc lựa chọn hoa bưởi để thắp hương cũng rất cầu kỳ. Cứ trước ngày Rằm tháng Giêng một ngày, chị Nguyễn Thị Thanh Loan (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) lại đi dọc các tuyến phố Hà Nội để tìm kiếm những bó hoa bưởi ưng ý về dâng lễ.

“Tùy theo mục đích của mình mà chọn loại hoa bưởi phù hợp. Nếu hoa dùng để cắm thắp hương, dâng lễ thì nên chọn cành dài, nhiều lá, nhiều lộc. Còn nếu dùng để nấu chè hay để cho thơm phòng thì không cần chọn cành có nhiều lá, lộc mà nên chọn bông đơn lẻ, ít cuống”- chị Loan bật mí.

Hoa cau dâng lễ ngày rằm tháng Giêng: Món ăn bổ dưỡng ít người biết

Hoa cau những năm gần đây được ưa chuộng để thắp hương vì lạ và hương thơm đặc biệt. Hoa cau lại không được bán nhiều bằng hoa cúc hoa hồng, hoa ly nên nhiều khi hoa cau lại càng quý, được xem là hoa lạ trên ban thờ. Hoa cau mang lại cảm giác thanh tịnh, cung kính khi đặt lên ban thờ.

Hoa cau là hoa đực của cây cau, có hương thơm thanh nhẹ thoang thoảng. Toàn bộ quả, hoa, lá cau được xem như một vật phẩm của đời sống tín ngưỡng tôn giáo.

Loài hoa cau thanh tao, mộc mạc được nhiều người lùng mua.

Loài hoa cau thanh tao, mộc mạc được nhiều người lùng mua.

Với nhiều người chuộng loài hoa này vì sau khi thắp hương xong, gia chủ có thể dùng để chế biến món ăn.

Theo Đông Y, hoa cau là một vị thuốc. Hoa cau có tính ngọt, mát, rát tốt cho tim, gan, dạ dày, giúp thanh họng, thanh nhiệt, thông khí. Chính vì thế hoa cau là vị thuốc tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện nhan sắc. Nhờ bổ gan, tim, có công dụng thanh nhiệt nên hoa cau rất tốt cho việc tăng cường làn da mịn màng sáng hồng. Theo y học hiện đại thì hoa cau lại rất giàu vitamin A, C và các chất xơ nên hoa cau rất tốt cho chế độ ăn kiêng giảm cân và chống lão hóa của các chị em. Hoa cau còn giúp trị khó tiêu đau tức ngực.

Để dùng hoa cau, bạn có thể chế thành món ăn như: hầm hoa cau với sườn hoặc thịt lợn thành canh hoa cau. Hoa cau cũng có thể phơi khô sau đó dùng dần, để hãm trà, nấu nước uống giúp thanh nhiệt mát gan. Có thể uống riêng trà hoa cau hoặc kết hợp hoa cau với trà xanh, đinh lăng…

Hoa cau tươi, giã ra lấy nước để đắp mặt cũng là một cách giúp bạn chăm sóc da, cung cấp độ ẩm và vitamin cho da. Vì thế nếu từ nay nhà bạn thắp hương hoa cau xong, đừng bỏ đi nhé, hãy xin lộc các cụ và thụ lộc bằng cách chế biến hoa cau thành những món ăn thơm ngon lạ miệng để chăm sóc sức khỏe, giải nhiệt cơ thể, phòng ngừa mụn nhọt.

Phương Nghi (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ro-mot-cung-hoa-buoi-hoa-cau-ngay-ram-thang-gieng-vi-sao-2-loai-hoa-nay-duoc-chuong-172240220155719492.htm