Rối loạn đông máu: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Người mắc rối loạn đông máu cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và hết sức lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế những tác nhân gây tổn thương, chấn thương.
Rối loạn đông máu là gì?
Rối loạn đông máu hay còn gọi là máu khó đông. Là tình trạng quá trình đông máu trong cơ thể bị tăng hoặc giảm một cách không cân đối. Từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu và đông máu.
Nguyên nhân gây rối loạn đông máu
Có hai dạng chính của rối loạn đông máu: tăng đông và giảm đông.
Rối loạn đông máu tăng đông thường do tăng hình thành cục huyết khối trong cơ thể hoặc do dùng thuốc chống đông quá mức.
Rối loạn đông máu giảm đông thường do thiếu yếu tố đông máu quan trọng. Như fibrinogen, yếu tố VIII, IX, XI, XII và protein C, protein S hoặc chất ức chế hơn mạch máu (anticoagulant).
Biểu hiện của rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu có biểu hiện gì? Các triệu chứng điển hình của rối loạn đông máu có thể gặp bao gồm:
- Chảy máu lâu, nhiều và khó kiểm soát.
- Chảy máu nội tạng.
- Đại tiện, tiểu tiện ra máu, đi ngoài phân đen.
- Các khớp bị sưng và đau.
- Bầm tím.
- Rối loạn tiểu cầu và các triệu chứng liên quan cục máu.
- Thường xuyên chảy máu răng lợi.
Tùy thuộc vào loại rối loạn đông máu và mức độ nặng nhẹ, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn.
Rối loạn đông máu có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu đặc biệt. Bao gồm kiểm tra đông máu tổng thể, kiểm tra thời gian đông máu và xác định nồng độ các yếu tố đông máu. Rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây rối loạn đông máu. Để tìm ra nguyên nhân chính xác, các bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện nhiều xét nghiệm.
Rối loạn đông máu có nguy hiểm không?
Một người có thể thừa hưởng hoặc mắc phải chứng rối loạn đông máu. Bệnh rối loạn đông máu nếu không điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân có nguy cơ gặp tình trạng các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. Từ đó có thể dẫn đến những trường hợp như cục máu đông vỡ ra, đau tim, đột quỵ... Đặc biệt với phụ nữ mang thai mắc rối loạn đông máu, cần có sự giám sát y tế chặt chẽ để tránh những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Điều trị rối loạn đông máu
Việc điều trị rối loạn đông máu phụ thuộc vào loại rối loạn đông máu và mức độ nghiêm trọng. Đối với tình trạng tăng đông, có thể sử dụng các thuốc chống đông như warfarin, heparin. Hoặc các thuốc đông máu mới hơn như dabigatran, apixaban, rivaroxaban.
Đối với tình trạng giảm đông, có thể sử dụng các yếu tố đông máu cần thiết hoặc các phương pháp thay thế đông máu.
Trong trường hợp một số bệnh nhân rối loạn đông máu là bệnh mãn tính, có thể phải sử dụng thuốc suốt đời để kiểm soát tình trạng đông máu.
Người mắc rối loạn đông máu cần lưu ý gì?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn rối loạn đông máu. Vì vậy bệnh gây ra những trở ngại trong việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Người mắc rối loạn đông máu cần có những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh biến chứng nguy hiểm:
- Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Duy trì cân nặng hợp lý và lựa chọn bộ môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý không tập luyện quá nặng hoặc cường độ mạnh để tránh dẫn tới chấn thương. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn dễ gây rối loạn tiêu hóa.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây thương tổn và chấn thương.
- Nếu sử dụng thuốc đông máu, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay ngưng sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi có triệu chứng không bình thường hoặc có bất kỳ sự cố về đông máu, người bệnh cần tham vấn ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.