Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc vùng cao ở Bắc Giang

Ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hút nhiều đồng bào các dân tộc từ Tày, Nùng, Dao, Hoa, Cao Lan… đến giao lưu những điệu múa, điều khèn trong không gian văn hóa vùng cao Đông Bắc.

Nằm trong khuôn khổ của ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lần thứ XXI, năm 2023 đã diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật quần chúng; thi hát đối đáp, giao duyên; trình diễn người mặc trang phục dân tộc đẹp... Ngày hội là dịp để khơi dậy, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc.

Nằm trong khuôn khổ của ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lần thứ XXI, năm 2023 đã diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật quần chúng; thi hát đối đáp, giao duyên; trình diễn người mặc trang phục dân tộc đẹp... Ngày hội là dịp để khơi dậy, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN , ngày 9/3 trên khắp lẻo đường đâu đâu cũng vang lên tiếng sli, lượn đan quyện vào nhau hòa theo âm thanh của cuộc sống. Lời sli, lượn mượt mà và mộc mạc gần gũi như màu chàm trên áo, như rặng cây trên đồi. Tiếng hát sli, lượn cứ bay bổng trong không gian văn hóa vùng cao tạo nên nét đặc sắc riêng của đồng bào dân tộc nơi đây.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN , ngày 9/3 trên khắp lẻo đường đâu đâu cũng vang lên tiếng sli, lượn đan quyện vào nhau hòa theo âm thanh của cuộc sống. Lời sli, lượn mượt mà và mộc mạc gần gũi như màu chàm trên áo, như rặng cây trên đồi. Tiếng hát sli, lượn cứ bay bổng trong không gian văn hóa vùng cao tạo nên nét đặc sắc riêng của đồng bào dân tộc nơi đây.

Với ý nghĩa, giá trị độc đáo, từ năm 1998 đến nay, huyện Lục Ngạn lấy ngày 18/2 là ngày Hội hát dân ca các dân tộc. Ngày hội được tổ chức tại thị trấn Chũ không chỉ có đồng bào Tày, Nùng mà còn nhiều đồng bào dân tộc khác tham gia hát hội, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng ở huyện vùng cao, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Với ý nghĩa, giá trị độc đáo, từ năm 1998 đến nay, huyện Lục Ngạn lấy ngày 18/2 là ngày Hội hát dân ca các dân tộc. Ngày hội được tổ chức tại thị trấn Chũ không chỉ có đồng bào Tày, Nùng mà còn nhiều đồng bào dân tộc khác tham gia hát hội, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng ở huyện vùng cao, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Chị Hoàng Thị Phương Thảo dân tộc Tày ở xã Phú Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết: “Đây là năm đầu tiên được đến giao lưu ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc vùng cao huyện Lục Ngạn, đến với ngày hội chúng tôi đã chuẩn bị những tiết mục biểu diễn những điều múa mời trầu, hát then hết sức công phu đặc sắc tới khán giả khắp mọi miền đất nước”.

Chị Hoàng Thị Phương Thảo dân tộc Tày ở xã Phú Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết: “Đây là năm đầu tiên được đến giao lưu ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc vùng cao huyện Lục Ngạn, đến với ngày hội chúng tôi đã chuẩn bị những tiết mục biểu diễn những điều múa mời trầu, hát then hết sức công phu đặc sắc tới khán giả khắp mọi miền đất nước”.

“Là một thế hệ trẻ măng non của người Tày, tôi sẽ tiếp lối truyền thống của những người già làng đi trước để tiếp tục gìn giữ những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình đối với việc phục dựng văn hóa Việt”- Chị Thảo chia sẻ.

“Là một thế hệ trẻ măng non của người Tày, tôi sẽ tiếp lối truyền thống của những người già làng đi trước để tiếp tục gìn giữ những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình đối với việc phục dựng văn hóa Việt”- Chị Thảo chia sẻ.

Trong những bộ trang phục màu chàm truyền thống của các dân tộc, những đôi bạn trẻ, họ gặp gỡ nhau trong những phiên hát lời sli, lượn giao duyên mượt mà uyển chuyển tạo nên một không gian nhộn nhịp độc đáo chỉ có ở ngày hội văn hóa các dộc tộc.

Trong những bộ trang phục màu chàm truyền thống của các dân tộc, những đôi bạn trẻ, họ gặp gỡ nhau trong những phiên hát lời sli, lượn giao duyên mượt mà uyển chuyển tạo nên một không gian nhộn nhịp độc đáo chỉ có ở ngày hội văn hóa các dộc tộc.

Hát sli với nhiều nội dung phong phú, có thể là thăm hỏi, chúc mừng, ngỏ lời yêu thương, tình nghĩa thủy chung, thương nhớ khi xa nhau, trao đổi kinh nghiệm lao động sản xuất theo mùa vụ… Phổ biến hơn vẫn là hát sli giao duyên và chia thành các thể loại như: sli bươn chinh (hát về tháng Giêng), sli túc lò (hát ở dọc đường), sli hai mắn (hát về trăng sao), sli đíp (hát về thương yêu nhau), sli kin lẩu (hát lúc uống rượu)…

Hát sli với nhiều nội dung phong phú, có thể là thăm hỏi, chúc mừng, ngỏ lời yêu thương, tình nghĩa thủy chung, thương nhớ khi xa nhau, trao đổi kinh nghiệm lao động sản xuất theo mùa vụ… Phổ biến hơn vẫn là hát sli giao duyên và chia thành các thể loại như: sli bươn chinh (hát về tháng Giêng), sli túc lò (hát ở dọc đường), sli hai mắn (hát về trăng sao), sli đíp (hát về thương yêu nhau), sli kin lẩu (hát lúc uống rượu)…

Đông đảo người dân đồng bảo dân tộc vùng cao ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mặc những sắc phục chàm xuống giao lưu trong ngày hội văn hóa.

Đông đảo người dân đồng bảo dân tộc vùng cao ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mặc những sắc phục chàm xuống giao lưu trong ngày hội văn hóa.

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của sự nghiệp văn hóa, những năm qua, huyện chủ động tập trung xây dựng, phát triển kinh tế dựa trên phát huy tốt các thế mạnh đặc trưng của địa phương, để đưa Lục Ngạn từ một huyện miền núi nghèo khó, vươn lên trở thành một vùng cây ăn quả trọng điểm.

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của sự nghiệp văn hóa, những năm qua, huyện chủ động tập trung xây dựng, phát triển kinh tế dựa trên phát huy tốt các thế mạnh đặc trưng của địa phương, để đưa Lục Ngạn từ một huyện miền núi nghèo khó, vươn lên trở thành một vùng cây ăn quả trọng điểm.

“Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Lục Ngạn được phục dựng dựa trên nguyên gốc của phiên chợ Chũ xưa. Từ già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng rộn ràng khăn áo mới, nô nức cùng nhau xuống chợ để được gặp gỡ hẹn hò, để vui chơi, hát hội giao duyên, để đắm mình trong mạch nguồn dân ca được truyền giữ từ bao đời, trong câu hát sli, hát lượn, câu sloong hao.. vấn vương thương nhớ bao người” - ông La Văn Nam thông tin.

“Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Lục Ngạn được phục dựng dựa trên nguyên gốc của phiên chợ Chũ xưa. Từ già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng rộn ràng khăn áo mới, nô nức cùng nhau xuống chợ để được gặp gỡ hẹn hò, để vui chơi, hát hội giao duyên, để đắm mình trong mạch nguồn dân ca được truyền giữ từ bao đời, trong câu hát sli, hát lượn, câu sloong hao.. vấn vương thương nhớ bao người” - ông La Văn Nam thông tin.

Tại ngày hội văn hóa trò chơi nhảy sạp thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và du khách./.

Tại ngày hội văn hóa trò chơi nhảy sạp thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và du khách./.

Văn Giang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/ruc-ro-sac-mau-van-hoa-cac-dan-toc-vung-cao-o-bac-giang-post1006334.vov