'Rùng mình' cận cảnh ô nhiễm, người dân cam chịu sống với 'bể phốt lộ thiên'

Do dự án thi công cống hóa mương tạm dừng nhiều năm, nhiều người dân sinh sống gần kề tại mương Kẻ Khê tại phường Kim Mã phải chịu cảnh ô nhiễm trong nhiều năm.

Dự án cống hóa mương Kẻ Khế trên địa bàn 2 phường Đội Cấn, Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội) dừng thi công nhiều năm trở thành điểm tập kết rác thải, nguồn nước ô nhiễm nặng. Công trình cống hóa mương Kẻ Khế thuộc dự án làm đường Núi Trúc - Tây Sơn, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt từ năm 2008, trong đó cống hóa mương Kẻ Khế dài 1,04km kết hợp xây dựng đường giao thông với mặt cắt 25m do Ban Quản lý dự án Giao thông đô thị, Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn thi công dở dang, mương Kẻ Khế vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng và rác thải.

Dự án này do Ban Quản lý dự án Giao thông đô thị, Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư.

Theo đại diện chủ đầu tư dự án, việc dừng triển khai thi công mương Kẻ Khế là do khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Đáng chú ý, vốn đầu tư của dự án đã đội lên rất nhiều trong quá trình thi công kéo dài.

Theo ghi nhận của phóng viên, do con mương bị ô nhiễm quá nặng, chưa thể cải tạo cộng thêm nhiều rác thải sinh hoạt tích tụ khiến việc ô nhiễm ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cả người già lẫn trẻ nhỏ.

Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy mức độ ô nhiễm của mương Kẻ Khê khiến nhiều người dân bức xúc:

 Được phê duyệt từ năm 2008 với kỳ vọng giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nhưng sau 16 năm, Dự án cống hóa mương Kẻ Khế (ngõ 61 - Giang Văn Minh, chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội) đến nay vẫn "nằm im".

Được phê duyệt từ năm 2008 với kỳ vọng giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nhưng sau 16 năm, Dự án cống hóa mương Kẻ Khế (ngõ 61 - Giang Văn Minh, chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội) đến nay vẫn "nằm im".

 Dọc theo kênh mương Kẻ Khế, ghi nhận hàng loạt các loại rác thải từ nylon, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt đổ trộm, thậm chí, nhiều chất thải sinh hoạt đã được đổ thẳng xuống kênh mương bốc mùi hôi thối.

Dọc theo kênh mương Kẻ Khế, ghi nhận hàng loạt các loại rác thải từ nylon, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt đổ trộm, thậm chí, nhiều chất thải sinh hoạt đã được đổ thẳng xuống kênh mương bốc mùi hôi thối.

 Mặc dù đã có biển cấm đổ rác, vật liệu xây dựng thế nhưng rác thải vẫn ngập ngụa ven bờ mương.

Mặc dù đã có biển cấm đổ rác, vật liệu xây dựng thế nhưng rác thải vẫn ngập ngụa ven bờ mương.

 Người dân sống 2 bên bờ kênh phải sống chung với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải.

Người dân sống 2 bên bờ kênh phải sống chung với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải.

 Nhiều người dân cũng phản ánh những hôm trời nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, phải bịt kín mũi hoặc cố nín thở mỗi lần đi ngang qua.

Nhiều người dân cũng phản ánh những hôm trời nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, phải bịt kín mũi hoặc cố nín thở mỗi lần đi ngang qua.

Anh Đinh Thanh Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Lâu nay nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi rác thải rồi chuyển sang màu đen ngòm, bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Do sinh sống gần dự án nên gia đình lúc nào cũng đều phải đóng kín cửa, đi ra ngoài thì luôn phải đeo khẩu trang khi đi qua. Ảnh hưởng sức khỏe vô cùng".

Anh Đinh Thanh Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Lâu nay nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi rác thải rồi chuyển sang màu đen ngòm, bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Do sinh sống gần dự án nên gia đình lúc nào cũng đều phải đóng kín cửa, đi ra ngoài thì luôn phải đeo khẩu trang khi đi qua. Ảnh hưởng sức khỏe vô cùng".

Nước thải sinh hoạt cũng được xả thẳng trực tiếp ra con mương.

Nước thải sinh hoạt cũng được xả thẳng trực tiếp ra con mương.

Cận cảnh mức độ ô nhiễm của con mương.

Cận cảnh mức độ ô nhiễm của con mương.

Người dân mong muốn cơ quan chức năng sẽ sớm có kế hoạch kiểm tra, cải tạo tuyến mương, đồng thời có biện pháp xử lý những đối tượng đổ rác, phế thải trên bờ mương, xuống lòng mương để bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe của nhân dân.

Người dân mong muốn cơ quan chức năng sẽ sớm có kế hoạch kiểm tra, cải tạo tuyến mương, đồng thời có biện pháp xử lý những đối tượng đổ rác, phế thải trên bờ mương, xuống lòng mương để bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe của nhân dân.

Thái Mạnh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/rung-minh-can-canh-o-nhiem-nguoi-dan-cam-chiu-song-voi-be-phot-lo-thien-337560.html