Rùng mình những hình ảnh về cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên

Những hình ảnh dưới đây là hồi chuông cảnh báo con người một khi mẹ thiên nhiên nổi giận, hậu quả mang đến cho nhân loại là vô cùng kinh hoàng.

Những con chuồn chuồn đực thường có “hoa văn trang trí” màu đen trên cánh để thu hút chuồn chuồn cái. Tuy nhiên hình ảnh dưới đây cho thấy chúng đang tiến hóa để có ít mẫu trang trí trên cánh hơn vì khí hậu ngày càng nóng hơn. Đây là một trong những minh chứng rõ ràng về hậu quả khi mẹ thiên nhiên nổi giận.

Những con chuồn chuồn đực thường có “hoa văn trang trí” màu đen trên cánh để thu hút chuồn chuồn cái. Tuy nhiên hình ảnh dưới đây cho thấy chúng đang tiến hóa để có ít mẫu trang trí trên cánh hơn vì khí hậu ngày càng nóng hơn. Đây là một trong những minh chứng rõ ràng về hậu quả khi mẹ thiên nhiên nổi giận.

Trận lũ lụt kinh hoàng ở Tây Âu đã khiến 200 người chết. Đây là hình ảnh hoang tàn sau thảm họa thiên nhiên, trên nhiều con phố, ô tô và những mảnh vụn chất thành đống.

Trận lũ lụt kinh hoàng ở Tây Âu đã khiến 200 người chết. Đây là hình ảnh hoang tàn sau thảm họa thiên nhiên, trên nhiều con phố, ô tô và những mảnh vụn chất thành đống.

Ngày càng có nhiều vụ cháy rừng xảy ra do biến đổi khí hậu gây hạn hán ở phía Tây nước Mỹ. 8 trận cháy rừng lớn nhất trong lịch sử bang California đều xảy ra trong 4 năm vừa rồi. Lửa đã thiêu rụi nhiều khu dân cư vào tháng 7/2021.

Ngày càng có nhiều vụ cháy rừng xảy ra do biến đổi khí hậu gây hạn hán ở phía Tây nước Mỹ. 8 trận cháy rừng lớn nhất trong lịch sử bang California đều xảy ra trong 4 năm vừa rồi. Lửa đã thiêu rụi nhiều khu dân cư vào tháng 7/2021.

Các nhà khí tượng cho biết tháng 7 vừa qua đã diễn ra trận mưa lớn nhất trong cả ngàn năm, gây lụt lội nghiêm trọng tại Trung Quốc. Ở thành phố Trịnh Châu, 1,1 triệu người không có chỗ ở và hơn 300 người thiệt mạng.

Các nhà khí tượng cho biết tháng 7 vừa qua đã diễn ra trận mưa lớn nhất trong cả ngàn năm, gây lụt lội nghiêm trọng tại Trung Quốc. Ở thành phố Trịnh Châu, 1,1 triệu người không có chỗ ở và hơn 300 người thiệt mạng.

Vào tháng 8, mưa đã rơi xuống ở đỉnh băng Greenland, gần Bắc Cực. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà người ta thấy có mưa ở nơi này bởi bình thường, nhiệt độ ở đây luôn ở mức đóng băng.

Vào tháng 8, mưa đã rơi xuống ở đỉnh băng Greenland, gần Bắc Cực. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà người ta thấy có mưa ở nơi này bởi bình thường, nhiệt độ ở đây luôn ở mức đóng băng.

Vào tháng 2 vừa qua, bang Texas (Mỹ) hứng chịu đợt “lạnh nhất trong nhiều thập kỷ”. Nhiệt độ xuống tới -13 độ C mà có thời điểm gần 3 triệu người sống trong tình cảnh không có điện do lưới điện bị sập.

Vào tháng 2 vừa qua, bang Texas (Mỹ) hứng chịu đợt “lạnh nhất trong nhiều thập kỷ”. Nhiệt độ xuống tới -13 độ C mà có thời điểm gần 3 triệu người sống trong tình cảnh không có điện do lưới điện bị sập.

Tháng 6 vừa qua nhiều vùng ở nước Nga trải qua mức nhiệt độ kỷ lục, khi đất nước này được cho là đang nóng lên nhanh gấp 2,5 lần so với phần còn lại của thế giới. Những trận cháy rừng ở Siberia kinh khủng đến mức đóng góp đáng kể vào sự ấm lên toàn cầu.

Tháng 6 vừa qua nhiều vùng ở nước Nga trải qua mức nhiệt độ kỷ lục, khi đất nước này được cho là đang nóng lên nhanh gấp 2,5 lần so với phần còn lại của thế giới. Những trận cháy rừng ở Siberia kinh khủng đến mức đóng góp đáng kể vào sự ấm lên toàn cầu.

Vài năm gần đây, thế giới cũng phải chứng kiến những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên. Trung bình mỗi năm, Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão lớn nhỏ. Vào tháng 9/2009, cơn bão Ketsana mang theo sức gió 144km/h và lượng mưa rất lớn đổ xuống nhiều thành phố của đất nước này.

Vài năm gần đây, thế giới cũng phải chứng kiến những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên. Trung bình mỗi năm, Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão lớn nhỏ. Vào tháng 9/2009, cơn bão Ketsana mang theo sức gió 144km/h và lượng mưa rất lớn đổ xuống nhiều thành phố của đất nước này.

Vào tháng 10/ 2019, Nhật Bản đã phải hứng chịu một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước này trong nhiều thập kỷ - bão Hagibis. Gió giật đạt tới 225km/h khiến nhiều con sông vỡ bờ, gây ngập lụt nhiều tỉnh thành. Có khoảng nửa triệu ngôi nhà bị cắt điện.

Vào tháng 10/ 2019, Nhật Bản đã phải hứng chịu một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước này trong nhiều thập kỷ - bão Hagibis. Gió giật đạt tới 225km/h khiến nhiều con sông vỡ bờ, gây ngập lụt nhiều tỉnh thành. Có khoảng nửa triệu ngôi nhà bị cắt điện.

Vào ngày 22/5/2011, một cơn lốc xoáy với tốc độ gió vượt quá 320km/h thảm khốc quét qua Joplin ở Missouri, phá hủy hầu hết mọi thứ trên đường đi của nó. Nó đã gây ra cái chết của 158 người và hơn 1.000 người bị thương. Cơn lốc xoáy được coi là gây chết người nhiều nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu ghi chép thiệt hại của các cơn bão vào năm 1950.

Vào ngày 22/5/2011, một cơn lốc xoáy với tốc độ gió vượt quá 320km/h thảm khốc quét qua Joplin ở Missouri, phá hủy hầu hết mọi thứ trên đường đi của nó. Nó đã gây ra cái chết của 158 người và hơn 1.000 người bị thương. Cơn lốc xoáy được coi là gây chết người nhiều nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu ghi chép thiệt hại của các cơn bão vào năm 1950.

Người ta nhìn thấy cột nước này ở biển Địa Trung Hải, ngay ngoài khơi Côte d’Azur ở Pháp. Vòi rồng nước là hiện tượng lốc xoáy di chuyển trên mặt nước được hình thành khi một luồng khí trên cao xoáy xuống chạm tới mặt nước. Vòi rồng nước có thể cuốn nhiều loài động vật dưới nước lên cao, bẻ cong các con tàu khi nó đi qua.

Người ta nhìn thấy cột nước này ở biển Địa Trung Hải, ngay ngoài khơi Côte d’Azur ở Pháp. Vòi rồng nước là hiện tượng lốc xoáy di chuyển trên mặt nước được hình thành khi một luồng khí trên cao xoáy xuống chạm tới mặt nước. Vòi rồng nước có thể cuốn nhiều loài động vật dưới nước lên cao, bẻ cong các con tàu khi nó đi qua.

Khi gió xuân thổi vào từ sa mạc Gobi, chúng thường mang theo một lượng lớn bụi cát theo hướng đông về phía Bắc Kinh và đến bán đảo Triều Tiên, thậm chí đến tận Nhật Bản.

Khi gió xuân thổi vào từ sa mạc Gobi, chúng thường mang theo một lượng lớn bụi cát theo hướng đông về phía Bắc Kinh và đến bán đảo Triều Tiên, thậm chí đến tận Nhật Bản.

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/rung-minh-nhung-hinh-anh-ve-con-gian-du-cua-me-thien-nhien-1637966.html