Rùng mình trước cảnh rắn hổ mang nuốt chửng đồng loại
Một trong những loài rắn độc có thể tấn công nhanh nhất vẫn không là đối thủ của rắn hổ mang.
Rắn độc Puff Adder (tên khoa học: Bitis arietans, rắn phì châu Phi) là một loài rắn độc gây ra phần lớn các vụ rắn cắn gây chết người ở châu Phi do thói quen thường xuyên xuất hiện ở các khu vực có đông dân cư cũng như phạm vi sống của nó trải rộng. Do đó, chúng là loài rắn có thể nói khiến người dân ở đây sợ nhất.
Rắn Adder là thành viên của phân họ Viperinae thuộc họ Viperidae. Phân họ này là loài đặc hữu của châu Âu, châu Á và châu Phi, và bao gồm khoảng 13 chi. Đôi khi chúng được gọi là loài rắn không có lỗ, bởi vì chúng không giống như những người anh em họ Crotalinae (loài rắn có lỗ).
Tên khoa học của loài rắn này bắt nguồn từ tiếng Anh cổ là “næddre”. Ban đầu, từ này chỉ được sử dụng để chỉ con rắn. Về sau, người ta áp dụng nó chủ yếu cho các loài rắn độc hoặc những loài rắn trông giống rắn độc.
Loài rắn này được phân bổ rộng tại châu Phi và Trung Đông, gây ra số vụ cắn người nhiều nhất trong số các loài rắn độc tại châu Phi, một phần do loài này được phân bổ rộng khiến tỷ lệ chạm trán giữa chúng và con người tăng cao.
Đáng sợ là thế, ấy vậy mà loài rắn thường hay reo rắc nỗi kinh hoàng cho con người lại có ngày bị họ hàng nuốt chửng ở giữa đường. Chị Gabi Hotz, một người có niềm đam mê mãnh liệt với các loài động vật hoang dã, đã may mắn chứng kiến cảnh tượng đáng kinh ngạc này trong chuyến đi.
Theo như lời kể của Hotz, sau hai tuần trọn vẹn tại công viên hoang dã Kgalagadi, kỳ nghỉ dài ngày của gia đình đã đến những ngày cuối cùng. Để tận hưởng nốt bầu không khí của thế giới tự nhiên, những thành viên trong đoàn của Hotz đã lên kế hoạch cho chuyến đi cuối cùng. Tất cả mọi người đều muốn có thể nhìn tận mắt lần cuối sự hùng vĩ của cảnh vật nơi đây, cũng như sự oai phong của đàn sư tử trước đó đã được phát hiện cách đấy mấy hôm.
Khởi hành từ sáng sớm, căng mắt dò tìm từng bụi cây, lùm cỏ, nhưng có vẻ như may mắn vẫn chưa mỉm cười với nhóm khách du lịch. Cuối cùng, lòng nhẫn nại của Hotz mới được đền đáp. Bất ngờ, Hotz nhìn thấy một con rắn hổ mang châu Phi lớn đang trườn ở trên đường. Ở châu Phi đây là loài rắn xuất hiện khá thường xuyên, tuy nhiên vào thời điểm gần cuối của chuyến du lịch thì câu chuyện trở đã trở nên đặc biệt hơn đối với những vị khách du lịch.
Không chỉ thế, sự xuất hiện của rắn hổ mang còn kéo theo một vị khách khác, ở một ví trí cũng không kém phần thú vị, đó là trong miệng của nó. Đến khi tiến gần hơn để quan sát, Hotz mới có thể nhìn kỹ hơn đó là một con rắn Puff Adder đang bị rắn hổ mang nuốt chửng.
"Khoảnh khắc con rắn hổ mang từng chút từng chút nuốt gọn con mồi có lẽ sẽ khiến chúng tôi ấn tượng để suốt cuộc đời", Hotz cho biết.
Rắn hổ mang là loài rắn cực độc có thể được tìm thấy ở khắp châu Phi. Tên gọi này thường dùng để ám chỉ chung những loài rắn hổ Elapidae và hầu hết chúng đều thuộc vào chi Naja. Dĩ nhiên, những loài rắn này đều mang trong mình nọc độc và có thể gây nguy hiểm đến con người.
Mỗi khi bị đe dọa, cơ thể chúng vươn cao lên và phần da cổ phình to nhằm mục đích cảnh báo kẻ thù nếu như cảm thấy có sự đe dọa.
Đa phần những loài rắn này thường có rất nhiều cách để tấn công và tiêm chất độc vào nạn nhân. Chúng thường sử dụng dùng răng nanh để cắn đối phương và qua đó tiêm chất độc qua răng nanh đi vào vết thương, xâm nhập vào đường máu. Một số ít như rắn hổ phì thường sử dụng cách phun nọc độc ra phía trước khoang miệng để đe dọa và tấn công kẻ thù.