Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh vẫn chết hàng loạt

Hàng chục ha rừng ngập mặn bị chết, làm giảm độ phủ xanh rừng ngập mặn tại các cửa biển ở Hà Tĩnh. Các chuyên gia đã kiểm tra, phân định ra 18 loài sinh vật gây hại và đưa ra các giải pháp ban đầu trong xử lý, tạo tiền đề phục hồi rừng.

Cận cảnh rừng ngập mặn Hà Tĩnh bị chết. Video: Phạm Trường.

Khoảng 5 năm qua, nhiều diện tích rừng ngập mặn ở xã Hải Ninh (xã Kỳ Hà cũ), tỉnh Hà Tĩnh bị chết hàng loạt. Cơ quan chức năng thống kê có hơn 40ha, trong đó 25ha bị chết không có khả năng phục hồi.

Người dân địa phương cho biết, hàng chục năm trước, khu vực cửa biển Kỳ Hà được trồng cả trăm ha rừng ngập mặn, chủ yếu là các loài cây như: đước, bần, trang, vẹt... Rừng được trồng không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển vào mùa mưa bão mà còn giúp các loài thủy hải sản, phù du phát triển, nâng cao cuộc sống cho người dân.

Người dân địa phương cho biết, hàng chục năm trước, khu vực cửa biển Kỳ Hà được trồng cả trăm ha rừng ngập mặn, chủ yếu là các loài cây như: đước, bần, trang, vẹt... Rừng được trồng không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển vào mùa mưa bão mà còn giúp các loài thủy hải sản, phù du phát triển, nâng cao cuộc sống cho người dân.

Thế nhưng, những năm gần đây, cả chục ha rừng ngập mặn chết hàng loạt, ngành chuyên môn đưa ra nhiều nguyên nhân tác động song chưa có phương án phục hồi.

Thế nhưng, những năm gần đây, cả chục ha rừng ngập mặn chết hàng loạt, ngành chuyên môn đưa ra nhiều nguyên nhân tác động song chưa có phương án phục hồi.

"Hàng chục ha cây rừng chết làm cho nguồn lợi thủy sản sống dưới tán cây không còn nơi trú ngụ. Tuyến đê biển phía trong rừng cũng có nguy cơ bị đe dọa trước về mùa mưa bão”, người dân địa phương bày tỏ. Trong ảnh, khu vực rừng ngập mặn ở xã Hải Ninh chết trơ gốc.

"Hàng chục ha cây rừng chết làm cho nguồn lợi thủy sản sống dưới tán cây không còn nơi trú ngụ. Tuyến đê biển phía trong rừng cũng có nguy cơ bị đe dọa trước về mùa mưa bão”, người dân địa phương bày tỏ. Trong ảnh, khu vực rừng ngập mặn ở xã Hải Ninh chết trơ gốc.

Không chỉ ở xã Hải Ninh, khoảng 25ha rừng ngập mặn được trồng ở phường Trần Phú (xã Thạch Hạ và Đồng Môn cũ) trong dự án Đầu tư thí điểm xây dựng vườn ươm, hướng dẫn kỹ thuật ươm cây rừng ngập mặn và trồng mới cây rừng ngập mặn cũng bị chết. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư với tổng mức khoảng 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, rừng mới trồng (năm 2018 - 2021), sau ít năm cũng xuất hiện tình trạng cây bị chết, chưa rõ nguyên nhân.

Cuối năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD) cùng các chuyên gia về ngành nông nghiệp đã nghiên cứu, chỉ ra nguyên nhân gây hại rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh và đề xuất các phương án phục hồi rừng.

Cuối năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD) cùng các chuyên gia về ngành nông nghiệp đã nghiên cứu, chỉ ra nguyên nhân gây hại rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh và đề xuất các phương án phục hồi rừng.

Theo đó, rừng bị chết được nhận định với nhiều lý do như chênh lệch độ mặn, sốc môi trường nước, khí hậu khắc nghiệt, tuổi thọ của cây thuộc rừng cũ, các loài cây mới trồng chưa phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.

Theo đó, rừng bị chết được nhận định với nhiều lý do như chênh lệch độ mặn, sốc môi trường nước, khí hậu khắc nghiệt, tuổi thọ của cây thuộc rừng cũ, các loài cây mới trồng chưa phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.

Ngoài ra, các nghiên cứu của ngành chuyên môn xác định khu vực rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh bị chết đã ghi nhận có 18 loài sinh vật gây hại thuộc 15 giống, 13 họ trong 7 bộ. Trong đó có 5 loài giáp xác gây hại chính, đặc biệt loài giáp xác chân đều được xác định là nguyên nhân chính khiến rừng ngập mặn bị chết.

Ngoài ra, các nghiên cứu của ngành chuyên môn xác định khu vực rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh bị chết đã ghi nhận có 18 loài sinh vật gây hại thuộc 15 giống, 13 họ trong 7 bộ. Trong đó có 5 loài giáp xác gây hại chính, đặc biệt loài giáp xác chân đều được xác định là nguyên nhân chính khiến rừng ngập mặn bị chết.

Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện gần 690ha rừng ngập mặn. Rừng chủ yếu trồng từ những năm 1996-2005 do các tổ chức thực hiện. Các loài cây trồng chính là trang, bần chua, đước, vẹt dù, vẹt khang, giá...

Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện gần 690ha rừng ngập mặn. Rừng chủ yếu trồng từ những năm 1996-2005 do các tổ chức thực hiện. Các loài cây trồng chính là trang, bần chua, đước, vẹt dù, vẹt khang, giá...

Rừng ngập mặn tại địa phương rất đa dạng, phong phú song khó quản lý, chăm sóc do chịu quá nhiều tác động về cả thiên nhiên và sâu bệnh, sinh vật gây hại. Việc xác định nguyên nhân, phòng trừ nguồn gây hại cho cây rừng rất khó khăn do liên quan đến môi trường sống, môi trường tự nhiên, biến đổi khí hậu nên cần đánh giá rõ ràng để có biện pháp phòng trừ, phục hồi rừng.

Rừng ngập mặn tại địa phương rất đa dạng, phong phú song khó quản lý, chăm sóc do chịu quá nhiều tác động về cả thiên nhiên và sâu bệnh, sinh vật gây hại. Việc xác định nguyên nhân, phòng trừ nguồn gây hại cho cây rừng rất khó khăn do liên quan đến môi trường sống, môi trường tự nhiên, biến đổi khí hậu nên cần đánh giá rõ ràng để có biện pháp phòng trừ, phục hồi rừng.

Phạm Trường

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/rung-ngap-man-o-ha-tinh-van-chet-hang-loat-post1758030.tpo