Rừng trên thế giới có thể phải trải qua 'mùa hè đen' tàn khốc hơn?
Rừng vô cùng quan trọng với sinh vật và con người. Báo cáo của UNEF nhận định trong vòng 28 năm tới, nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng với các đám cháy lớn ở Bắc Cực vào năm 2020 có thể tăng tới 31-57%.
Cháy rừng sẽ ngày cành nhiều và trầm trọng hơn
Theo báo cáo công bố ngày 23/2 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), số vụ cháy rừng nghiêm trọng trên khắp thế giới sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tới do hệ quả của việc Trái Đất ấm lên.
Theo UNEF, thậm chí ngay cả những nỗ lực đầy tham vọng nhằm hạn chế lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cũng không thể ngăn chặn tần suất xảy ra các đám cháy rừng nghiêm trọng.
Gia tăng tần suất xảy ra các đám cháy rừng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)
UNEF cũng cảnh báo rằng các chính phủ đang thiếu sự chuẩn bị cho những kịch bản xấu.
Báo cáo của UNEF nhận định trong vòng 28 năm tới, nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng trong một năm nào đó có thể tương tự như "mùa Hè đen" của Australia năm 2019-2020 hay các đám cháy lớn ở Bắc Cực vào năm 2020 có thể tăng tới 31-57%.
Trái Đất nóng lên đang biến nhiều khu vực trở thành mồi lửa và thời tiết cực đoan hơn đồng nghĩa với gió mạnh hơn, nóng hơn và khô hạn hơn tạo điều kiện cho lửa bùng phát mạnh hơn.
Báo cáo nêu rõ những đám cháy rừng như vậy không chỉ đang bùng phát ở những khu vực vẫn thường xuyên xảy ra mà còn bùng phát ở những nơi hiếm khi xảy ra, trong đó có các vùng đất than bùn khô hay tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy.
Trên thực tế, trong 3 năm trở lại đây, các đợt nắng nóng, thời tiết khô hạn và độ ẩm của đất giảm, do sự ấm lên của Trái Đất, đã góp phần gây ra các đám cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại miền Tây nước Mỹ, Australia và lưu vực Địa Trung Hải.
Ngay cả Bắc Cực, trước đây chưa từng xảy ra cháy rừng, cũng đang chứng kiến các vụ cháy ngày một gia tăng, đặc biệt là các vụ cháy âm ỉ dưới lòng đất suốt cả mùa Đông trước khi bùng phát thành đám cháy lớn.
Hiểm họa khi cháy rừng xảy đến
Tại Australia, theo trang News.com.au. tính từ đầu mùa cháy rừng 2019 đến nay, tổng cộng khoảng 10 triệu ha rừng đã bị “bà hỏa” phá hủy và hầu hết các bang đều bị ảnh hưởng, ngoại trừ khu vực Lãnh thổ Thủ đô. Để so sánh, con số này còn gấp đôi diện tích lãnh thổ Bỉ. Ngoài ra. NSW và Victoria là hai bang chịu ảnh hưởng cháy rừng nghiêm trọng nhất. Chỉ riêng bang NSW gần 5 triệu ha rừng đã bị thiêu trụi lớn hơn tổng diện tích Hà Lan.
Nhiều ha rừng bị tiêu hủy do biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)
Có thể nói, đây là thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất không chỉ riêng trong lịch sử Australia, mà còn trên cả thế giới nhiều năm qua. Vụ cháy rừng Amazon hồi tháng 8/2019, khiến cả thế giới bàng hoàng, chi tước đi khoảng 900.000 ha rừng. Cháy rừng ở bang California (Mỹ) năm 2018 thiêu rụi khoảng 800.000 ha.
Các đám cháy đã thiêu trụi hơn 56.000 km2 đất, khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đến nay, những vụ cháy đã khiến hơn 20 người thiệt mạng và hơn 1.500 ngôi nhà bị phá hủy. Đầu năm 2020, có thêm 28 người nữa được xác nhận đang mất tích khi đám cháy lan đến các trung tâm du lịch sầm uất phía đông Victoria. Hội đồng Bảo hiểm Australia ngày 6/1/2020 khẳng định thiệt hại do hỏa hoạn gây ra đã vượt mốc 485 triệu USD.
Tại các thành phố lớn như Canberra, Melbourne và Sydney bị bao trùm bởi những đám khói màu đỏ cam dày đặc và lây lan sang các khu vực lân cận như New Zealand, dấy lên một thảm họa ô nhiễm môi trường khác. Ngày 1/1/2020 vừa qua, Thủ đô Canberra ghi nhận tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất lịch sử, với chỉ số chất lượng không khí cao gấp 23 lần so với mức nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Hỏa hoạn diễn ra trên khắp sáu bang thuộc Australia và bang NSW phải chịu tổn thất lớn nhất về mặt sinh thái. Theo số liệu của Đại học Sydney, chỉ riêng tại NSW, gần nửa tỷ sinh vật, bao gồm các loài động vật có vú, chim và bò sát có khả năng bị thiêu chết. Trong đó, khoảng 8.000 chú gấu túi koala, chiếm khoảng một phần ba tổng số lượng cá thể trên lãnh thổ Australia và đáng buồn hơn, khoảng 30% tổng diện tích sống của chúng đã bị xóa sổ.
Theo truyền thông Australia, số lượng động vật bị chết cháy còn có thể tăng lên trong thời gian tới, bởi dẫu thoát khỏi đám cháy nhưng chúng có thể chết do bị đói, khát hoặc sốc nhiệt khi bị mất đi môi trường sống. Điều khiến giới chuyên gia lo ngại là cháy rừng có thể làm sụt giảm tới mức khó hồi phục số lượng loài động vật chỉ có ở Australia và đang có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn như gấu túi.
Ngày nay, bảo vệ và phát triển tài bền vững tài nguyên rừng đang được đặt ra như một yêu cầu cấp bách cho nhiều quốc gia và trên toàn cầu. Trên nguyên lý chung của sự phát triển bền vững, tính bền vững của rừng được đánh giá dựa trên sự ổn định về diện tích, về khả năng cung cấp gỗ và chất lượng gỗ, về chức năng bảo tồn da dạng sinh học, về mặt sinh thái, tính bền vững của kinh tế - xã hội và bảo đảm việc làm cho con người (Wolfgang Tzchupke, 1998).