'Rước bệnh vào người' nếu không biết điều này khi ăn cá

Cá là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều đạm. Tuy nhiên, một số loài có thể sinh độc tố gây ngộ độc nếu ăn phải cá không còn tươi sống.

Phần thịt nào của cá có thể chứa thủy ngân?

Phần thịt màu cam
Phần thịt màu xanh lá cây
Phần thịt có màu nâu đen

Đại tá, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), cho biết ruột và phần thịt màu xanh lá cây của cá có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân và PCB. Vì vậy, người dân nên tránh ăn.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn loại cá này:

Cá đánh bắt ở sông
Cá nuôi ở ao hồ
Các loài cá lớn

Theo BS Hà, cá là nguồn protein và axit béo omega-3 quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, một số loại cá có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân, gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá có chứa nhiều thủy ngân như cá có kích thước lớn, sống lâu.

Người mắc bệnh thận nên hạn chế ăn cá?

Đúng
Sai

Người bệnh thận nên hạn chế ăn các loại cá chứa nhiều protein, vì đó là một nguyên nhân gây tăng áp lực đến hệ thống thận. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe đặc biệt nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn cá.

Bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày từ loại cá này:

Cá khô
Cá đóng hộp
Cá biển

PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết tiêu thụ muối ở mức trung bình hoặc cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều loại thực phẩm của người Việt được bảo quản bằng cách muối (khô, ướt) như cá khô. Cách bảo quản như vậy làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở những người tiêu thụ nhiều các thực phẩm này.

Bạn có nguy cơ ngộ độc khi ăn cá biển bởi chất nào?

Ciguetera
Cholin
Biotin

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đây là độc tố không mùi, không vị, không bị phá hủy khi đun nấu. Thông thường, các loại cá biển đều an toàn khi ăn nhưng tùy điều kiện sống của một số loại cá có thể sẽ tích lũy độc tố ngẫu nhiên từ nguồn thức ăn.

Biểu hiện bạn bị ngộ độc cá biển:

Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng
Tê, ngứa ran tứ chi, loạn nhịp tim
Rối loạn cảm về thay đổi nhiệt độ, lo lắng, trầm cảm
Tất cả đáp án trên

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, người bị ngộ độc có triệu chứng đường tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng, phần lớn trong 2-6 giờ đầu. Nếu ngộ độc nhẹ, có thể tự khỏi sau 1-4 ngày. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tê, ngứa ran tứ chi, loạn nhịp tim (nhanh hoặc chậm), tối loạn cảm về thay đổi nhiệt độ, lo lắng, trầm cảm...

Làm gì để tránh được ngộ độc cá biển và hải sản?

Hải sản mua phải tươi sống, tránh mua từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng
Cá biển cần làm sạch ngay khi còn tươi, không ăn phần lòng cá
Cần chế biến sạch và nấu chín kỹ, nhất là các loại hải sản để đông lạnh phải rã đông đúng cách
Tất cả đáp án trên

Để phòng ngừa ngộ độc hải sản, bạn cần phải lưu ý khi mua phải tươi sống, tránh mua hải sản từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng. Tránh mua các hải sản có màu sắc khác thường, đã chết. Khi chế biến, bạn cần làm sạch cá ngay khi còn tươi, không ăn phần lòng cá. Hãy chế biến sạch và nấu chín kỹ, nhất là các loại hải sản để đông lạnh phải rã đông đúng cách.

Phương Anh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/ruoc-benh-vao-nguoi-neu-khong-biet-dieu-nay-khi-an-ca-post1491055.html