Săn 'nhân sâm biển' giữa lòng đá ngầm
Những ngày này, ngư dân xã Đông Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) tất bật ra khơi săn nhum biển, loài hải sản được ví như 'nhân sâm của biển'. Nhờ vào mùa, giá cao, mỗi ngày họ có thể thu về tiền triệu dù phải ngụp lặn hàng giờ giữa đá ngầm và sóng dữ.

Mũi Ba Làng An (Quảng Ngãi) nổi tiếng với địa hình rạn đá ngầm, nước sâutrong vắt, là nơi cư trú lý tưởng của nhum biển, loài sinh vật có gai tua tủa,hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10cm.

Từ tháng 7 đến tháng 8 hằng năm, nhum vào mùa sinh sản, gạchdày và chắc thịt.

Đây cũng là thời điểm ngư dân địa phương “săn nhum” để kiếm sống,nhiều người thu về vài triệu đồng chỉ sau một buổi lặn.

Ông Nguyễn Văn Đào (trú xã Đông Sơn), người có hơn 10 năm gắnbó với nghề lặn bắt nhum cho biết, mỗi ngày, ông phải ngâm mình dưới độ sâu 15-20 mét, lặn theo các rạn đá sắc nhọn, dùng lưỡi sắt để cạy nhum.

“Thoạt nhìn đơn giản, nhưng đây là công việc đòi hỏi sức khoẻvà sự tỉ mỉ cao. Một chút bất cẩn là bị gai nhum đâm, đau nhức mấy ngày chưa khỏi”,ông Đào chia sẻ.

Theo ông Đào, mỗi chuyến ra khơi thường bắt đầu từ 5 giờsáng. Mỗi thợ lặn mang theo kính lặn, bình hơi và một cây sắt móc.



Lặn vài chụclượt, người dân mới gom được 1-2 tạ nhum sống.



Sau khi sơ chế, tách vỏ, phần gạch cònlại khoảng 7-10kg. Với giá thị trường hiện tại dao động từ 250.000-300.000 đồng/kggạch, một ngày công có thể đem lại từ 1,5 đến 3 triệu đồng.

Khi thúng máy cập bờ vào khoảng 11 giờ trưa, nhum được đưalên bãi rạng, nơi những người phụ nữ chờ sẵn để sơ chế.



Bà Nguyễn Thị Hà (xã Đông Sơn) cho hay: “Nhum bắt lên phảitách vỏ và lấy gạch ngay, để lâu sẽ hỏng. Khi rạch vỏ phải nhẹ tay, nếu dínhgân máu hay ruột thì coi như hỏng cả con. Phải rửa bằng nước biển để giữ độtươi và khử mùi tanh”.

Bà Hà nói thêm, gạch nhum là phần quý nhất, có màu vàng óng,béo ngậy, thường được chế biến thành các món như gỏi nhum, cháo nhum, nhum nướngmỡ hành hay mắm nhum. Không chỉ thơm ngon, gạch nhum còn có giá trị dinh dưỡngcao, chứa nhiều đạm, omega-3, khoáng chất như sắt, kẽm, canxi tốt cho người suynhược hoặc đang phục hồi sức khỏe.


Sau khi tách ruột, nhum được rửa lại bằng nước biển để giữ độ tươi, sau đó bảo quản lạnh hoặc bán ngay cho các thương lái đến tận nơi thu mua.

Một số con nhum to đượcgiữ nguyên con để chế biến các món nướng cao cấp. Giá trị kinh tế cao khiến nghềlặn bắt nhum ngày càng trở nên hấp dẫn, dù tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo chính quyền xã Đông Sơn, trong quy hoạch phát triểnkinh tế biển của tỉnh Quảng Ngãi, vùng biển Ba Làng An được xác định là khu vựctrọng điểm khai thác hải sản và phát triển du lịch trải nghiệm. Hoạt động lặn bắtnhum, chế biến đặc sản từ nhum hay du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn sinh tháibiển đang được nghiên cứu triển khai trong thời gian tới.

Dù đối mặt với không ít gian nan, nghề săn nhum biển vẫn lànguồn sinh kế ổn định, giúp nhiều hộ dân vùng ven biển Đông Sơn “bỏ túi” tiềntriệu mỗi ngày trong mùa vụ, góp phần tạo nên nhịp sống rộn ràng và đầy sức sốngnơi đầu sóng ngọn gió.
Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/san-nhan-sam-bien-giua-long-da-ngam.html