Sáng tạo của thợ cơ khí 'tay ngang'

Không qua trường lớp đào tạo chuyên ngành cơ khí, song, với ý chí cùng tính ham học hỏi, ông Ðặng Lợi (57 tuổi, ngụ Khóm 11, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) cho ra đời dây chuyền máy chế biến bột cá nổi tiếng, thu hút nhiều lượt khách hàng trong cả nước.

Ông Ðặng Lợi chia sẻ, hơn 25 năm trước, trong một dịp tình cờ nhận việc hàn chì cho doanh nghiệp sản xuất bột cá tại thị trấn Sông Ðốc, thời điểm ấy toàn bộ máy móc, dây chuyền đều nhập từ nước ngoài, ông lại tốt nghiệp ngành điện tử, không được đào tạo bài bản chuyên ngành cơ khí. "Khi tiếp cận, tôi nghĩ sao mình không nghiên cứu thử xem. Và thế là trong những lần làm việc, tôi đã tìm tòi, học hỏi, từ đó dần dà ghi nhớ thiết bị máy móc để hình thành dây chuyền", ông Lợi nhớ lại.

Không "copy", ông Lợi chỉ kế thừa nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống và đưa vào đó dấu ấn sáng chế của mình, có sự cải tiến từ công suất đến chất lượng sản phẩm.

Năm 2003, một dây chuyền máy chế biến bột cá đầu tay mang thương hiệu Ðặng Lợi chính thức ra đời và định hình cho sự phát triển ngành cơ khí địa phương đến thời điểm hiện tại. Ứng dụng dây chuyền này mang lại giá trị kinh tế lớn cho chính cơ sở chế biến bột cá do ông làm chủ. Sản phẩm có giá từ 5-10 tỷ đồng tùy công suất. Số đơn hàng nhiều đến từ các tỉnh như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Bình Ðịnh, Thanh Hóa...

Sản phẩm dây chuyền máy chế biến bột cá thương hiệu Ðặng Lợi được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp quốc gia năm 2015; trong năm 2023 này, đây còn là 1 trong 20 sản phẩm của tỉnh đủ điều kiện tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, sẽ được tổ chức thời gian tới.

Ông Ðặng Lợi với sản phẩm dây chuyền máy chế biến bột cá do chính ông chế tạo.

Ông Ðặng Lợi với sản phẩm dây chuyền máy chế biến bột cá do chính ông chế tạo.

Thợ cơ khí đang thao tác trên thiết bị máy cắt plasma. Đây là máy cắt hiện đại thay thế hình thức cắt sắt, thép thủ công, giúp rút ngắn thời gian và đạt độ chính xác cao.

Thợ cơ khí đang thao tác trên thiết bị máy cắt plasma. Đây là máy cắt hiện đại thay thế hình thức cắt sắt, thép thủ công, giúp rút ngắn thời gian và đạt độ chính xác cao.

Ðể tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý, ông Ðặng Lợi chủ động đầu tư mua sắm tất cả các thiết bị để phục vụ cho hoạt động.

Ðể tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý, ông Ðặng Lợi chủ động đầu tư mua sắm tất cả các thiết bị để phục vụ cho hoạt động.

Từ việc chế tạo dây chuyền máy chế biến bột cá, cơ sở của ông Ðặng Lợi tạo việc làm ổn định cho hơn 30 lao động ngành cơ khí tại địa phương.

Từ việc chế tạo dây chuyền máy chế biến bột cá, cơ sở của ông Ðặng Lợi tạo việc làm ổn định cho hơn 30 lao động ngành cơ khí tại địa phương.

Thân dây chuyền máy chế biến bột cá được làm bằng thép có độ cứng cao, vỏ ngoài được bọc một lớp inox dày, đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng.

Thân dây chuyền máy chế biến bột cá được làm bằng thép có độ cứng cao, vỏ ngoài được bọc một lớp inox dày, đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng.

Sản phẩm của ông Lợi mang lại dấu ấn ấn tượng cho ngành cơ khí địa phương.

Sản phẩm của ông Lợi mang lại dấu ấn ấn tượng cho ngành cơ khí địa phương.

Văn Ðum thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/sang-tao-cua-tho-co-khi-tay-ngang--a29450.html