Sao Kim 'gửi' âm thanh gây ám ảnh đến tàu vũ trụ của NASA

Sau khi giải mã dữ liệu mà con tàu thăm dò mặt trời Parker truyền về Trái đất, các nhà khoa học đã tìm ra tín hiệu radio (vô tuyến) 'gây ám ảnh'.

Theo nhóm vận hành tàu thăm dò Mặt trời Parker đến từ Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard của NASA, con tàu nay đã thực hiện chuyến bay thứ 3 của nó đến gần Sao Kim vào ngày 11/7/2020.

Theo nhóm vận hành tàu thăm dò Mặt trời Parker đến từ Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard của NASA, con tàu nay đã thực hiện chuyến bay thứ 3 của nó đến gần Sao Kim vào ngày 11/7/2020.

NASA tin rằng âm thanh kỳ lạ thu được từ sao Kim là một tín hiệu radio tự nhiên. Có thể là một tín hiệu tần số thấp đến từ tầng trên của bầu khí quyển, ập vào tàu vũ trụ khi nó đi vào tầng khí quyển này.

NASA tin rằng âm thanh kỳ lạ thu được từ sao Kim là một tín hiệu radio tự nhiên. Có thể là một tín hiệu tần số thấp đến từ tầng trên của bầu khí quyển, ập vào tàu vũ trụ khi nó đi vào tầng khí quyển này.

"Âm thanh" rùng rợn này không giúp ích chúng ta trong việc tìm kiếm người ngoài hành tinh, tuy nhiên từ đó các nhà khoa học có thể tìm hiểu rõ hơn về bầu khí quyển kỳ lạ của sao Kim này.

"Âm thanh" rùng rợn này không giúp ích chúng ta trong việc tìm kiếm người ngoài hành tinh, tuy nhiên từ đó các nhà khoa học có thể tìm hiểu rõ hơn về bầu khí quyển kỳ lạ của sao Kim này.

Các nhà khoa học đang sử dụng điều này để chứng minh giả thuyết rằng tầng điện ly của sao Kim bị mỏng đi mỗi khi Mặt trời đi vào giai đoạn hoạt động mạnh mẽ trong chu kỳ 11 năm.

Các nhà khoa học đang sử dụng điều này để chứng minh giả thuyết rằng tầng điện ly của sao Kim bị mỏng đi mỗi khi Mặt trời đi vào giai đoạn hoạt động mạnh mẽ trong chu kỳ 11 năm.

Việc tàu thăm dò Parker bay đến sao Kim thực chất là tận dụng lực hấp dẫn của hành tinh để "tạo đà" cho chuyến du hành vĩnh cửu của nó đến Mặt trời, nhưng đồng thời cũng cung cấp thêm các dữ liệu về Sao Kim.

Việc tàu thăm dò Parker bay đến sao Kim thực chất là tận dụng lực hấp dẫn của hành tinh để "tạo đà" cho chuyến du hành vĩnh cửu của nó đến Mặt trời, nhưng đồng thời cũng cung cấp thêm các dữ liệu về Sao Kim.

Nếu Trái Đất có một người anh em song sinh trong hệ mặt trời, đó chắc chắn phải là sao Kim bởi sự tương đương về khối lượng và độ lớn cũng dẫn đến sự tiệm cận của các yếu tố khác giữa hai hành tinh này, như khối lượng riêng và vật chất cấu tạo.

Nếu Trái Đất có một người anh em song sinh trong hệ mặt trời, đó chắc chắn phải là sao Kim bởi sự tương đương về khối lượng và độ lớn cũng dẫn đến sự tiệm cận của các yếu tố khác giữa hai hành tinh này, như khối lượng riêng và vật chất cấu tạo.

Vì là hành tinh đứng thứ 2 trong hệ mặt trời, nhiệt độ trên bề mặt sao Kim luôn xấp xỉ 482°C. Bên cạnh đó, bầu khí quyển của sao Kim lại được cấu tạo đa phần từ CO2. Do đó, áp suất không khí trên hành tinh này cao gấp 95 lần so với nơi chúng ta đang sống.

Vì là hành tinh đứng thứ 2 trong hệ mặt trời, nhiệt độ trên bề mặt sao Kim luôn xấp xỉ 482°C. Bên cạnh đó, bầu khí quyển của sao Kim lại được cấu tạo đa phần từ CO2. Do đó, áp suất không khí trên hành tinh này cao gấp 95 lần so với nơi chúng ta đang sống.

Điều kiện tự nhiên trên bề mặt sao Kim quá khắc nghiệt cho sự tồn tại của bất kỳ dạng sống nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, ở trong bầu khí quyển của nó, mà cụ thể là tại vị trí thuộc độ cao 50-60 km, lại có những đặc điểm về nhiệt độ cũng như áp suất khá tương đồng với Trái Đất.

Điều kiện tự nhiên trên bề mặt sao Kim quá khắc nghiệt cho sự tồn tại của bất kỳ dạng sống nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, ở trong bầu khí quyển của nó, mà cụ thể là tại vị trí thuộc độ cao 50-60 km, lại có những đặc điểm về nhiệt độ cũng như áp suất khá tương đồng với Trái Đất.

Đây cũng chính là lý do khiến nhiều chuyên gia tin vào việc có thể tồn tại một số loài sinh vật đặc biệt, đang cư ngụ ở khu vực này trên sao Kim.

Đây cũng chính là lý do khiến nhiều chuyên gia tin vào việc có thể tồn tại một số loài sinh vật đặc biệt, đang cư ngụ ở khu vực này trên sao Kim.

Ở góc nhìn từ phía cực Bắc của Mặt Trời, sao Kim là một trong hai hành tinh của hệ tự quay quanh trục theo chiều kim đồng hồ. Chuyển động theo cách đặc biệt với tốc độ quay siêu chậm, khiến một ngày ở trên sao Kim dài bằng 243 ngày của Trái Đất.

Ở góc nhìn từ phía cực Bắc của Mặt Trời, sao Kim là một trong hai hành tinh của hệ tự quay quanh trục theo chiều kim đồng hồ. Chuyển động theo cách đặc biệt với tốc độ quay siêu chậm, khiến một ngày ở trên sao Kim dài bằng 243 ngày của Trái Đất.

Trong hệ Mặt Trời, Sao Kim không phải là hành tinh lớn nhất nhưng vị trí gần Trái Đất khiến nó trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Nó cũng là vật thể sáng thứ hai về ban đêm chỉ sau Mặt Trăng.

Trong hệ Mặt Trời, Sao Kim không phải là hành tinh lớn nhất nhưng vị trí gần Trái Đất khiến nó trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Nó cũng là vật thể sáng thứ hai về ban đêm chỉ sau Mặt Trăng.

Trái ngược với tốc độ tự quay quanh trục hết sức ì ạch, bầu khí quyển trên sao Kim lại rất linh động. Theo đó, ở hành tinh này, luôn tồn tại những trận cuồng phong cực mạnh, có tốc độ lên đến 724km/h. Những cơn gió này có khả năng đẩy các đám mây bay trọn một vòng sao Kim mà chỉ mất có 4 ngày.

Trái ngược với tốc độ tự quay quanh trục hết sức ì ạch, bầu khí quyển trên sao Kim lại rất linh động. Theo đó, ở hành tinh này, luôn tồn tại những trận cuồng phong cực mạnh, có tốc độ lên đến 724km/h. Những cơn gió này có khả năng đẩy các đám mây bay trọn một vòng sao Kim mà chỉ mất có 4 ngày.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sao-kim-gui-am-thanh-gay-am-anh-den-tau-vu-tru-cua-nasa-1534239.html