Sau khi Metis-M1 (phiên bản nâng cấp từ tên lửa chống tăng Metis-M) được xác định là vũ khí đã đánh bay tháp pháo của khẩu pháo T155 Firtina Thổ, sức mạnh của dòng tên lửa này mới được nhắc đến nhiều.
Hình ảnh tháp pháo của pháo tự hành T-55 Firtina Thổ Nhĩ Kỳ bị tên lửa chống tăng Metis-M1 đánh bay khỏi thân xe.
Metis-M là một trong những tên lửa chống tăng được Nga phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây được coi là một trong những tên lửa chống tăng lợi hại nhất hiện nay.
Ngoài ra trong quá khứ Metis-M cũng được cho là đã vô hiệu hóa xe tăng Merkava của Israel trong cuộc chiến tranh Liban 2006 khi chúng được sử dụng bởi lực lượng chiến binh Hezbollah.
Trong cuộc chiến tại Syria, bằng nhiều cách khủng bố IS đã cướp được tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M để phá hủy xe tăng Syria và cả xe tăng Đức trong biên chế của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ những dữ liệu thu được Nga đã hoàn thiện loại vũ khí này lên chuẩn Metis-M1 và trang bị ngay cho lực lượng quân đội Syria.
Năng lực tác chiến của quân đội Syria rất đáng bàn, nhiều loại vũ khí hiện đại của họ đã bị lọt vào tay phiến quân.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng rất có thể biến thể tên lửa này được nước ngoài mua từ Nga và bí mật chuyển giao cho lực lượng phiến quân.
Trên chiến trường Syria phiến quân đã từng dùng tên lửa Metis-M1 hủy diệt tới 3 xe tăng cùng pháo tự hành của Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2016.
Mỗi tổ hợp Metis-M1 có khối lượng chiến đấu 25 kg, tầm bắn hai km, tương đồng với các ATGM truyền thống của phương Tây.
Metis-M1 được thiết kế để tiêu diệt xe tăng chủ lực trang bị hệ thống phòng thủ chủ động (APS) và giáp phản ứng nổ, xe bọc thép hạng nhẹ, công sự kiên cố và các mục tiêu khác trong mọi thời tiết, bất kể ngày đêm.
Metis-M1 có thể xuyên thủng lớp giáp RHA dày 900-950 mm sau khi vượt qua ERA.
Metis-M1 có khả năng xuyên thủng gần như mọi vị trí của xe tăng M1 Abrams, trừ mặt trước tháp pháo do kích cỡ đầu đạn nhỏ hơn Kornet.
Tên lửa này cũng được trang bị tổ hợp kính ngắm ảnh nhiệt hiện đại và truyền tín hiệu điều khiển tới quả đạn qua dây dẫn.
Metis-M1 cũng có những hạn chế nhất định như cơ chế dẫn đường SACLOS cũng đòi hỏi xạ thủ liên tục điều khiển đường bay của quả đạn, khiến họ dễ bị đối phương phát hiện và đánh trả.
Tổ hợp tên lửa này bao gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M131, bệ phóng 9P151 và kính ngắm nhiệt.
Đạn sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn với hai đầu nổ chống giáp ERA hoặc đạn nhiệt áp chống bộ binh và công sự phòng ngự.
Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu trong vòng 15-20 giây, tốc độ 3-4 phát/phút với kíp chiến đấu 1-2 người. Đây hiện là loại vũ khí nguy hiểm nhất tại chiến trường Syria hiện tại.
Việt Hùng