Sau 10 phút đầy bạo lực, hẻm núi 'thần kỳ' lộ diện trên Mặt trăng

Hai hẻm núi khổng lồ trên Mặt Trăng, Vallis Schrödinger và Vallis Planck, bị khoét sâu bởi các vật thể bắn ra từ vụ va chạm.

Trên Trái Đất, khu vực Hẻm núi Grand Canyon hùng vĩ của bang Arizona, Mỹ là kết quả từ việc dòng nước chảy xiết của Sông Colorado bào mòn bề mặt hành tinh trong suốt hàng triệu năm. Tuy nhiên, Trái Đất không phải là thiên thể duy nhất trong Hệ Mặt Trời có hẻm núi và khe núi. Ảnh: @Flickr: Hannes Flo, Grand Canyon, CC BY 2.0).

Trên Trái Đất, khu vực Hẻm núi Grand Canyon hùng vĩ của bang Arizona, Mỹ là kết quả từ việc dòng nước chảy xiết của Sông Colorado bào mòn bề mặt hành tinh trong suốt hàng triệu năm. Tuy nhiên, Trái Đất không phải là thiên thể duy nhất trong Hệ Mặt Trời có hẻm núi và khe núi. Ảnh: @Flickr: Hannes Flo, Grand Canyon, CC BY 2.0).

 Mặt Trăng cũng có các cấu trúc tương tự như Grand Canyon của Trái Đất, chúng bao gồm 2 hẻm núi lần lượt có tên là Vallis Schrödinger và Vallis Planck. Tuy nhiên, do không có nước dạng lỏng ồ ạt như trên Trái Đất, nên cơ chế hình thành hai cấu trúc này rất khó xác định. Ảnh: @Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Mặt Trăng cũng có các cấu trúc tương tự như Grand Canyon của Trái Đất, chúng bao gồm 2 hẻm núi lần lượt có tên là Vallis Schrödinger và Vallis Planck. Tuy nhiên, do không có nước dạng lỏng ồ ạt như trên Trái Đất, nên cơ chế hình thành hai cấu trúc này rất khó xác định. Ảnh: @Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Mới đây, một nhóm các chuyên gia do nhà khoa học hành tinh David Kring của Viện Mặt Trăng và Hành tinh Mỹ dẫn đầu đã đưa ra lời giải. Ảnh: @dailymail.co.uk.

Mới đây, một nhóm các chuyên gia do nhà khoa học hành tinh David Kring của Viện Mặt Trăng và Hành tinh Mỹ dẫn đầu đã đưa ra lời giải. Ảnh: @dailymail.co.uk.

Trong kết luận mới nhất, David Kring nhận định, khác với Hẻm núi Grand Canyon phải mất hàng triệu năm để dòng nước chảy xiết của Sông Colorado bào mòn, thì hai hẻm núi lớn trên Mặt Trăng Vallis Schrödinger và Vallis Planck được hình thành vỏn vẹn chưa đầy 10 phút. Ảnh: @dailymail.co.uk.

Trong kết luận mới nhất, David Kring nhận định, khác với Hẻm núi Grand Canyon phải mất hàng triệu năm để dòng nước chảy xiết của Sông Colorado bào mòn, thì hai hẻm núi lớn trên Mặt Trăng Vallis Schrödinger và Vallis Planck được hình thành vỏn vẹn chưa đầy 10 phút. Ảnh: @dailymail.co.uk.

Hai hẻm núi nói trên được hình thành tại một lưu vực va chạm, ngay miệng núi lửa Schrödinger, gần cực Nam Mặt Trăng, cú va chạm xảy ra cách đây khoảng 3,8 tỷ năm trước. Hẻm núi Vallis Schrödinger dài 270 km, sâu 2,7 km, còn hẻm núi Vallis Planck dài 280 km, sâu 3,5 km… Làm một phép so sánh, thì cấu trúc Grand Canyon trên Trái đất dài hơn tới 446 km, nhưng có độ sâu nông hơn, chỉ với 1,86 km. Ảnh: @dailymail.co.uk.

Hai hẻm núi nói trên được hình thành tại một lưu vực va chạm, ngay miệng núi lửa Schrödinger, gần cực Nam Mặt Trăng, cú va chạm xảy ra cách đây khoảng 3,8 tỷ năm trước. Hẻm núi Vallis Schrödinger dài 270 km, sâu 2,7 km, còn hẻm núi Vallis Planck dài 280 km, sâu 3,5 km… Làm một phép so sánh, thì cấu trúc Grand Canyon trên Trái đất dài hơn tới 446 km, nhưng có độ sâu nông hơn, chỉ với 1,86 km. Ảnh: @dailymail.co.uk.

Để có được kết luận này, Kring và các đồng nghiệp tại Viện Mặt trăng và Hành tinh Mỹ đã kết hợp các bức ảnh về bề mặt Mặt Trăng để tạo ra bản đồ về hướng, nghiên cứu sự phân bố của các cấu trúc địa chất, sau đó sử dụng thông tin dữ liệu cuối này để đưa vào các mô hình phỏng đoán, xác định cách hình thành hai hẻm núi lớn trên Mặt Trăng. Ảnh: @inkl.

Để có được kết luận này, Kring và các đồng nghiệp tại Viện Mặt trăng và Hành tinh Mỹ đã kết hợp các bức ảnh về bề mặt Mặt Trăng để tạo ra bản đồ về hướng, nghiên cứu sự phân bố của các cấu trúc địa chất, sau đó sử dụng thông tin dữ liệu cuối này để đưa vào các mô hình phỏng đoán, xác định cách hình thành hai hẻm núi lớn trên Mặt Trăng. Ảnh: @inkl.

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện rằng, tác động của cú va chạm này không đối xứng về hướng, hầu hết các vật chất bắn ra phân bố chủ yếu về phía cực nam của Mặt Trăng. Ảnh: @nature.com.

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện rằng, tác động của cú va chạm này không đối xứng về hướng, hầu hết các vật chất bắn ra phân bố chủ yếu về phía cực nam của Mặt Trăng. Ảnh: @nature.com.

Cú bắn vật chất này cực kỳ dữ dội, di chuyển với tốc độ từ 0,95-1,28 km/s, ăn sâu vào bề mặt Mặt Trăng, nhanh chóng tạo ra hai hẻm núi Vallis Schrödinger và Vallis Planck chỉ chưa đầy 10 phút. Ảnh: @spaceengineers.

Cú bắn vật chất này cực kỳ dữ dội, di chuyển với tốc độ từ 0,95-1,28 km/s, ăn sâu vào bề mặt Mặt Trăng, nhanh chóng tạo ra hai hẻm núi Vallis Schrödinger và Vallis Planck chỉ chưa đầy 10 phút. Ảnh: @spaceengineers.

Nhóm nghiên cứu kết luận, năng lượng tác động cần thiết để tạo ra cú bắn vật chất này gấp khoảng 130 lần năng lượng có trong toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications. Ảnh: @Emily Lankiewicz / NASA / Bill Ingalls.

Nhóm nghiên cứu kết luận, năng lượng tác động cần thiết để tạo ra cú bắn vật chất này gấp khoảng 130 lần năng lượng có trong toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications. Ảnh: @Emily Lankiewicz / NASA / Bill Ingalls.

Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh nhật thực “vòng tròn lửa” hiếm gặp trên bầu trời Bắc Mỹ

Thiên Đăng (Theo Sciencealert)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sau-10-phut-day-bao-luc-hem-nui-than-ky-lo-dien-tren-mat-trang-2078462.html