Sau 3 tháng cải tạo, kênh 'ô nhiễm bậc nhất TP.HCM' dần hồi sinh

Kênh Tham Lương-Bến Cát-rạch Nước Lên ô nhiễm, khiến diện mạo chung của đô thị TP.HCM bị 'vạ lây', đến nay sau 3 tháng khởi công cải tạo, dần 'thay da đổi thịt'.

Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn) được thực hiện với mục tiêu thoát nước, chống ngập và giải quyết ô nhiễm, kết nối hạ tầng giao thông.

Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn) được thực hiện với mục tiêu thoát nước, chống ngập và giải quyết ô nhiễm, kết nối hạ tầng giao thông.

Đây là dự án hạ tầng mang tính chất phục vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời làm nền tảng cho dự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai.

Đây là dự án hạ tầng mang tính chất phục vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời làm nền tảng cho dự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai.

Hàng chục năm qua, tình trạng ô nhiễm trầm trọng của dòng kênh này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân mà còn gây ngập úng, mất mỹ quan đô thị của 7 quận, huyện nơi dòng kênh chảy qua. Diện mạo chung của đô thị TP.HCM vì thế cũng bị “vạ lây”. (Ảnh được chụp trước thời điểm cải tạo kênh)

Hàng chục năm qua, tình trạng ô nhiễm trầm trọng của dòng kênh này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân mà còn gây ngập úng, mất mỹ quan đô thị của 7 quận, huyện nơi dòng kênh chảy qua. Diện mạo chung của đô thị TP.HCM vì thế cũng bị “vạ lây”. (Ảnh được chụp trước thời điểm cải tạo kênh)

Trong suốt 2 thập niên, dự án ì ạch không thể triển khai được vì nhiều lý do như thiếu vốn, khâu bồi thường giải phóng mặt bằng chậm. (Ảnh được chụp trước thời điểm cải tạo kênh)

Trong suốt 2 thập niên, dự án ì ạch không thể triển khai được vì nhiều lý do như thiếu vốn, khâu bồi thường giải phóng mặt bằng chậm. (Ảnh được chụp trước thời điểm cải tạo kênh)

Nhận thấy việc cải tạo kênh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống ngập úng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, TP.HCM quyết tâm đưa vào chương trình đột phá về phát triển hạ tầng.

Nhận thấy việc cải tạo kênh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống ngập úng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, TP.HCM quyết tâm đưa vào chương trình đột phá về phát triển hạ tầng.

Dự án triển khai trên địa bàn 6 quận gồm 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng.

Dự án triển khai trên địa bàn 6 quận gồm 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng.

Dự án sẽ xây dựng bờ kè kênh với tổng chiều dài 63 km; nạo vét kênh dài 31 km; xây dựng đường giao thông hai bên bờ kênh dài 63km, bề rộng từ 7 - 12m. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng các công trình thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cải tạo cảnh quan dọc tuyến.

Dự án sẽ xây dựng bờ kè kênh với tổng chiều dài 63 km; nạo vét kênh dài 31 km; xây dựng đường giao thông hai bên bờ kênh dài 63km, bề rộng từ 7 - 12m. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng các công trình thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cải tạo cảnh quan dọc tuyến.

Sau khoảng 3 tháng khởi công, đến nay nhiều đoạn thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên TP.HCM đang hình thành tuyến kè dự ứng lực.

Sau khoảng 3 tháng khởi công, đến nay nhiều đoạn thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên TP.HCM đang hình thành tuyến kè dự ứng lực.

Theo trình tự thi công thì hạng mục kè được thực hiện trước, sau đó đến hạng mục đường và nạo vét toàn tuyến kênh. Hiện, hạng mục được thi công chủ yếu là phần kè.

Theo trình tự thi công thì hạng mục kè được thực hiện trước, sau đó đến hạng mục đường và nạo vét toàn tuyến kênh. Hiện, hạng mục được thi công chủ yếu là phần kè.

Liên danh các nhà thầu đã thi công, lắp đặt hơn 3.000 kè cọc dự ứng lực, nhiều đoạn kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã hình thành tuyến kè cọc, từng bước thay đổi diện mạo của tuyến kênh dài nhất thành phố.

Liên danh các nhà thầu đã thi công, lắp đặt hơn 3.000 kè cọc dự ứng lực, nhiều đoạn kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã hình thành tuyến kè cọc, từng bước thay đổi diện mạo của tuyến kênh dài nhất thành phố.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, sau hơn ba tháng khởi công, đến nay dự án đã giải ngân được 203,844 tỷ đồng/1.650 tỷ đồng, đạt 12,35%. Dự kiến trong năm 2023, dự án đạt tỷ lệ 100% theo kế hoạch vốn đã đề ra.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, sau hơn ba tháng khởi công, đến nay dự án đã giải ngân được 203,844 tỷ đồng/1.650 tỷ đồng, đạt 12,35%. Dự kiến trong năm 2023, dự án đạt tỷ lệ 100% theo kế hoạch vốn đã đề ra.

Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, thông tin hiện nay 9/10 gói thầu xây lắp đang được các nhà thầu triển khai thi công thử cọc bê tông cốt thép, đóng cừ.

Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, thông tin hiện nay 9/10 gói thầu xây lắp đang được các nhà thầu triển khai thi công thử cọc bê tông cốt thép, đóng cừ.

Riêng gói thầu thứ 10 qua hai quận là 12 và Gò Vấp đang thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Trong đó, quận 12 hiện có 123 hộ và quận Gò Vấp có 43 hộ.

Riêng gói thầu thứ 10 qua hai quận là 12 và Gò Vấp đang thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Trong đó, quận 12 hiện có 123 hộ và quận Gò Vấp có 43 hộ.

Ngoài ra, ở một số vị trí đã được giải tỏa, bàn giao mặt bằng nhưng cũng có trường hợp tái chiếm. Cụ thể, có 54 vị trí rải đều ở các quận Bình Tân, Tân Phú, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh, Khu công nghiệp Tân Tạo. Ngoài ra, một số vị trí bờ kênh còn bị đổ rác công nghiệp, rác sinh hoạt gây ô nhiễm, cản trở việc thi công.

Ngoài ra, ở một số vị trí đã được giải tỏa, bàn giao mặt bằng nhưng cũng có trường hợp tái chiếm. Cụ thể, có 54 vị trí rải đều ở các quận Bình Tân, Tân Phú, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh, Khu công nghiệp Tân Tạo. Ngoài ra, một số vị trí bờ kênh còn bị đổ rác công nghiệp, rác sinh hoạt gây ô nhiễm, cản trở việc thi công.

Theo ông Tân, hiện nay dự án đang triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Theo đó, bờ kênh khu vực tiếp giáp với bãi rác Gò Cát bị co hẹp còn khoảng 10m, ranh giải phóng mặt bằng thực hiện ở giai đoạn 1 của dự án được UBND TP giao đến phạm vi bức tường hiện hữu của bãi rác.

Theo ông Tân, hiện nay dự án đang triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Theo đó, bờ kênh khu vực tiếp giáp với bãi rác Gò Cát bị co hẹp còn khoảng 10m, ranh giải phóng mặt bằng thực hiện ở giai đoạn 1 của dự án được UBND TP giao đến phạm vi bức tường hiện hữu của bãi rác.

Khu vực này đang xuống cấp và rất dễ xảy ra sụp đổ trong quá trình thực hiện dự án. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM đã có công văn kiến nghị Sở TN&MT xin giao đất bổ sung mở rộng đường giao thông khu vực tiếp giáp với bãi rác.

Khu vực này đang xuống cấp và rất dễ xảy ra sụp đổ trong quá trình thực hiện dự án. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM đã có công văn kiến nghị Sở TN&MT xin giao đất bổ sung mở rộng đường giao thông khu vực tiếp giáp với bãi rác.

Hoàng Thọ

Nguồn VTC: https://vtc.vn/sau-3-thang-cai-tao-kenh-o-nhiem-bac-nhat-tp-hcm-dan-hoi-sinh-ar799584.html