Sau 60 tuổi, cơ thể không mắc 4 loại bệnh này thì yên tâm sống thọ

Giai đoạn sau 60 tuổi là thời kỳ 'rủi ro' của cơ thể, nếu 4 loại bệnh này chưa xuất hiện thì bạn là người có tiềm năng sống thọ.

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ y tế, sự hiểu biết của con người về sức khỏe ngày cũng được cải thiện. Càng ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, đồng thời có những phương pháp kéo dài tuổi thọ hiệu quả.

Dẫu vậy, sinh lão bệnh tử là điều chúng ta không thể tránh khỏi. Do đó, muốn sống lâu và khỏe mạnh, con người cần hình thành thói quen sinh hoạt tốt, duy trì tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và trì hoãn quá trình lão hóa trong cơ thể.

Có như vậy, chúng ta mới hạn chế được những vấn đề, những căn bệnh đe dọa đến tính mạng.

Sau 60 tuổi, nếu cơ thể vẫn chưa xuất hiện 4 “mầm bệnh” dưới đây chứng tỏ cơ hội để sống khỏe, sống thọ của bạn sẽ cao hơn.

1. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch từ lâu đã là một trong nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người lớn tuổi, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có liên quan đến các thói quen như hút thuốc thường xuyên, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, béo phì, sức khỏe tâm thần,... Vì vậy, đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các nguy cơ trên cần chú ý theo dõi huyết áp, khi phát hiện bất thường nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhiều người biết rất ít về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một biến chứng của khí thũng và viêm phế quản mãn tính. Bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng là khó thở và có thể tiến triển thành cơn hen mà ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản thông thường. Bệnh này thường xuất hiện trên cơ địa những người nghiện thuốc lá lâu năm hoặc bệnh đường hô hấp tái phát nhiều lần.

Do đó, căn bệnh này phổ biến hơn ở người trung niên trở lên và sự tiến triển của bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp, mệt mỏi về thể chất, giảm chất lượng cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ. Bệnh ảnh hưởng đến 4,1% người lớn tuổi.

3. Bệnh tiểu đường

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Đây là loại bệnh thường gặp nhiều ở tuổi trung niên và tuổi già. Các chuyên gia cho biết, vấn đề đáng lo ngại nhất là có khoảng nửa số bệnh nhân tiểu đường không hề biết mình mắc bệnh. Nếu không đi khám sớm, bệnh sẽ làm tổn thương nhiều cơ quan và gia tăng các bệnh lý về tim mạch, thậm chí là gây tử vong sớm.

Nếu 60 tuổi mà cơ thể bạn không mắc phải loại bệnh này thì xin chúc mừng, bạn có tiềm năng sống thọ.

4. Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer hay còn gọi là chứng mất trí nhớ tuổi già, là một trong những bệnh phổ biến nhất ở những người cao tuổi. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, làm mất trí nhớ, giảm nhận thức, hành vi và là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sa sút trí tuệ ở nhóm người cao tuổi. Alzheimer không gây tử vong trực tiếp, mà đa số người bệnh tử vong do các bệnh lý cơ hội kèm theo như viêm phổi, nhiễm trùng, chấn thương…

Theo nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh Alzheimer sau khi được chẩn đoán là khoảng 8-10 năm. Nhưng đây không phải là câu trả lời chính xác cho tất cả người bệnh bởi mỗi người có một tiền sử sức khỏe riêng.

Do đó, việc ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ tuổi già cũng là một biện pháp giúp người cao tuổi sống lâu hơn. Muốn phòng ngừa chứng bệnh này thì người già cần phải tư duy và suy nghĩ nhiều hơn. Việc sử dụng nhiều bộ não hơn có thể thúc đẩy lưu thông máu và độ nhạy cảm của dây thần kinh trong não. Chỉ khi bộ não khỏe mạnh, con người mới có thể sống lâu hơn.

2 cách tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể

Sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa để chống lại bệnh tật. Để tăng cường sức và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, bạn có thể tham khảo 2 thói quen sau đây:

1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Việc nghỉ ngơi đầy đủ có thể tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể, vì vậy mỗi người nên tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của mình. Người lớn nên ngủ 7 tiếng trở lên mỗi đêm, thanh thiếu niên cần 8 - 10 giờ và đối với trẻ nhỏ hơn, trẻ sơ sinh cần đến 14 giờ.

2. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của cơ thể. Chẳng hạn, nếu cơ thể thiếu vitamin C, A, D hay các khoáng chất như kẽm, sắt... sẽ làm giảm sức đề kháng và khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Do đó chúng ta nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt, nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau, quả hạch, các loại hạt và cây họ đậu vì chúng rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C giúp làm tăng cường sức đề kháng và chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể giảm viêm và chống lại các mầm bệnh có hại. Ngoài ra, ăn nhiều các thực phẩm probiotic chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa giải phóng vitamin và khoáng chất từ các thực phẩm khác và cải thiện sự hấp thụ của chúng vào cơ thể.

(Tổng hợp)

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/sau-60-tuoi-co-the-khong-mac-4-loai-benh-nay-thi-yen-tam-song-tho-20240105204240834.htm