Sau mâu thuẫn Pháp-Mỹ-Australia, NATO sẽ sửa đổi khái niệm chiến lược
Một bộ trưởng của Pháp tuyên bố rằng: 'Là đồng minh không có nghĩa là trở thành con tin cho lợi ích của một quốc gia khác'.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết, theo sáng kiến của Pháp và Đức, các đối tác NATO đã đồng ý sửa đổi khái niệm chiến lược của Liên minh.
"Lý do tồn tại của NATO là an ninh xuyên Đại Tây Dương. Đây là điều chúng tôi muốn nhắc nhở Hoa Kỳ.
Vì vậy, theo sáng kiến của chúng tôi, cũng như theo sáng kiến của Đức, các đối tác của chúng tôi đã quyết định sửa đổi khái niệm chiến lược của Liên minh" - bà Parley nói tại phiên họp Thượng viện Pháp.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Parley lưu ý rằng việc làm sắp tới sẽ làm rõ tình hình hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, cũng như tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố rằng: “Là đồng minh không có nghĩa là trở thành con tin cho lợi ích của một quốc gia khác”.
Trước đó Australia đã hợp tác với Anh và Mỹ về quốc phòng và an ninh theo liên minh AUKUS và tuyên bố rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm với tập đoàn quốc phòng Naval Group của Pháp.
Thỏa thuận thế kỷ, trị giá 56 tỷ Euro, được ký kết để sản xuất 12 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi quyết định phá bỏ thỏa thuận của Australia là đâm sau lưng.
Pháp được cho đang chờ sự lời giải thích của cả phía Australia và Mỹ. Ông Clement Beaune, Bộ trưởng Ngoại giao các vấn đề châu Âu trong chính phủ Pháp, nói rằng châu Âu nên tăng cường quyền tự chủ chiến lược và quốc phòng sau vụ việc với Australia.