Sáu ngày cực kỳ đáng tiếc khi Trung Quốc lẳng lặng 'tự xử', không công bố dịch

Theo tiết lộ mới nhất của hãng tin Mỹ AP, trong vòng 6 ngày hồi giữa tháng 1-2020, Trung Quốc biết virus corona mới có khả năng trở thành đại dịch nhưng họ chỉ bí mật điều tra, cảnh báo ở cấp lãnh đạo mà không công bố công khai, thậm chí còn nói với thế giới rằng không có bằng chứng về việc virus mới có thể lây giữa người với người.

 “Tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng và phức tạp. Hãy chuẩn bị ứng phó với đại dịch”, ông Ma Xiaowei, người đứng đầu Ủy ban Y tế Quốc gia, đã truyền đạt mệnh lệnh trực tiếp từ Chủ tịch Tập Cận Bình với lãnh đạo các tỉnh trong một cuộc họp trực tuyến hôm 14-1.

“Tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng và phức tạp. Hãy chuẩn bị ứng phó với đại dịch”, ông Ma Xiaowei, người đứng đầu Ủy ban Y tế Quốc gia, đã truyền đạt mệnh lệnh trực tiếp từ Chủ tịch Tập Cận Bình với lãnh đạo các tỉnh trong một cuộc họp trực tuyến hôm 14-1.

 Nội dung cuộc họp đó đã được hãng tin AP của Mỹ thu thập được và tiết lộ vào ngày 15-4. Trong đó, một thông tin đáng chú ý là các nhà lãnh đạo địa phương của Trung Quốc cũng được thông báo là “virus có thể truyền từ người sang người”

Nội dung cuộc họp đó đã được hãng tin AP của Mỹ thu thập được và tiết lộ vào ngày 15-4. Trong đó, một thông tin đáng chú ý là các nhà lãnh đạo địa phương của Trung Quốc cũng được thông báo là “virus có thể truyền từ người sang người”

 Vậy mà cùng ngày, Ủy ban Y tế Vũ Hán tuyên bố rằng họ “chưa tìm thấy bằng chứng cho việc virus corona mới lây truyền từ người sang người”. Lãnh đạo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cũng nói với truyền hình nhà nước rằng “nguy cơ là thấp”

Vậy mà cùng ngày, Ủy ban Y tế Vũ Hán tuyên bố rằng họ “chưa tìm thấy bằng chứng cho việc virus corona mới lây truyền từ người sang người”. Lãnh đạo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cũng nói với truyền hình nhà nước rằng “nguy cơ là thấp”

 Cần nhắc lại rằng hôm 7-1, chi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc đã thông báo chính thức về loại virus corona mới. “Các cuộc điều tra do Trung Quốc thực hiện đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người”, WHO đã đăng trên Twitter hôm 14-1.

Cần nhắc lại rằng hôm 7-1, chi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc đã thông báo chính thức về loại virus corona mới. “Các cuộc điều tra do Trung Quốc thực hiện đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người”, WHO đã đăng trên Twitter hôm 14-1.

 Các chính phủ trên khắp thế giới cũng nhìn vào phản ứng của Trung Quốc để xem xét áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Tuy vậy, trong suốt 6 ngày tiếp theo, chính phủ Trung Quốc không đưa ra đề nghị nào.

Các chính phủ trên khắp thế giới cũng nhìn vào phản ứng của Trung Quốc để xem xét áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Tuy vậy, trong suốt 6 ngày tiếp theo, chính phủ Trung Quốc không đưa ra đề nghị nào.

 Chỉ tới ngày 20-1, Chủ tịch Trung Quốc mới khuyến cáo mọi người thực hành giãn cách xã hội và tránh đi lại. Cùng ngày, nhà dịch tễ học Trung Quốc, ông Zhong Nanshan, nói với truyền hình nhà nước rằng virus này thực tế đang truyền từ người sang người.

Chỉ tới ngày 20-1, Chủ tịch Trung Quốc mới khuyến cáo mọi người thực hành giãn cách xã hội và tránh đi lại. Cùng ngày, nhà dịch tễ học Trung Quốc, ông Zhong Nanshan, nói với truyền hình nhà nước rằng virus này thực tế đang truyền từ người sang người.

 Nhưng trong 6 ngày trước đó, Trung Quốc đã có khoảng 3.000 người nhiễm virus corona chủng mới, theo các tài liệu nội bộ mà hãng tin AP có được cùng ước tính của các chuyên gia dựa trên dữ liệu về lây nhiễm đã được báo cáo.

Nhưng trong 6 ngày trước đó, Trung Quốc đã có khoảng 3.000 người nhiễm virus corona chủng mới, theo các tài liệu nội bộ mà hãng tin AP có được cùng ước tính của các chuyên gia dựa trên dữ liệu về lây nhiễm đã được báo cáo.

 Khoảng thời gian đó, thành phố Vũ Hán - tâm chấn của dịch bệnh đã tổ chức sự kiện có hàng chục nghìn người tham dự. Trên khắp Trung Quốc, hàng triệu người dịch chuyển về đoàn tụ với gia đình để đón Tết Nguyên đán - kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm.

Khoảng thời gian đó, thành phố Vũ Hán - tâm chấn của dịch bệnh đã tổ chức sự kiện có hàng chục nghìn người tham dự. Trên khắp Trung Quốc, hàng triệu người dịch chuyển về đoàn tụ với gia đình để đón Tết Nguyên đán - kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm.

 Nếu ngày 14-1, nhà chức trách Trung Quốc khuyến cáo người dân tránh đi lại, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang thì tỷ lệ nhiễm sẽ giảm tới 66%, theo một nhận định trong bài viết của các nhà khoa học tại Đại học Southampton ở Anh hôm 13-3

Nếu ngày 14-1, nhà chức trách Trung Quốc khuyến cáo người dân tránh đi lại, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang thì tỷ lệ nhiễm sẽ giảm tới 66%, theo một nhận định trong bài viết của các nhà khoa học tại Đại học Southampton ở Anh hôm 13-3

 “Nếu họ hành động sớm hơn 6 ngày, số bệnh nhân sẽ ít hơn và các cơ sở y tế sẽ đáp ứng đủ, tránh được sự sụp đổ của hệ thống y tế ở Vũ Hán”, ông Zuo-Feng Zhang, nhà dịch tễ học tại Đại học California Los Angeles nói với AP.

“Nếu họ hành động sớm hơn 6 ngày, số bệnh nhân sẽ ít hơn và các cơ sở y tế sẽ đáp ứng đủ, tránh được sự sụp đổ của hệ thống y tế ở Vũ Hán”, ông Zuo-Feng Zhang, nhà dịch tễ học tại Đại học California Los Angeles nói với AP.

 Hơn nữa, ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên ngoài Trung Quốc là tại Thái Lan hôm 13-1. Điều đó đã khiến nhà chức trách Trung Quốc lo ngại virus có thể lan rộng ra nước ngoài, nhưng họ chỉ thực hiện các bước nội bộ vào hôm 14-1 chứ chưa cảnh báo cho WHO.

Hơn nữa, ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên ngoài Trung Quốc là tại Thái Lan hôm 13-1. Điều đó đã khiến nhà chức trách Trung Quốc lo ngại virus có thể lan rộng ra nước ngoài, nhưng họ chỉ thực hiện các bước nội bộ vào hôm 14-1 chứ chưa cảnh báo cho WHO.

 Ngay ngày 15-1, CDC Trung Quốc đã ban hành phản ứng “cấp độ 1”, phản ứng nội bộ cấp cao nhất. Trong tuần tiếp theo, các quan chức CDC Trung Quốc được phái đi khắp đất nước để thu thập dữ liệu và giám sát xét nghiệm. Các sân bay ở tỉnh Hồ Bắc bắt đầu kiểm tra thân nhiệt của người dân.

Ngay ngày 15-1, CDC Trung Quốc đã ban hành phản ứng “cấp độ 1”, phản ứng nội bộ cấp cao nhất. Trong tuần tiếp theo, các quan chức CDC Trung Quốc được phái đi khắp đất nước để thu thập dữ liệu và giám sát xét nghiệm. Các sân bay ở tỉnh Hồ Bắc bắt đầu kiểm tra thân nhiệt của người dân.

 Nhưng bên ngoài phản ứng nội bộ này, 1 tỷ dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới vẫn sống như bình thường, không hề biết về thảm họa sắp xảy ra

Nhưng bên ngoài phản ứng nội bộ này, 1 tỷ dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới vẫn sống như bình thường, không hề biết về thảm họa sắp xảy ra

 Thực tế từ ngày 6-12, các bác sĩ ở Vũ Hán đã bắt đầu lo ngại rằng mọi người có thể nhiễm virus từ người khác. Nổi tiếng nhất trong số này là bác sĩ Li Wenliang, người bắt đầu chia sẻ dữ liệu đáng ngại với các bác sĩ đồng nghiệp.

Thực tế từ ngày 6-12, các bác sĩ ở Vũ Hán đã bắt đầu lo ngại rằng mọi người có thể nhiễm virus từ người khác. Nổi tiếng nhất trong số này là bác sĩ Li Wenliang, người bắt đầu chia sẻ dữ liệu đáng ngại với các bác sĩ đồng nghiệp.

 Nhóm của bác sĩ Li Wenliang đã bị cảnh cáo về việc tiết lộ thông tin. Sau đó, ông qua đời vì chính virus mới, làm dấy lên làn sóng chống lại sự kiểm duyệt của nhà nước đối với thông tin về dịch bệnh.

Nhóm của bác sĩ Li Wenliang đã bị cảnh cáo về việc tiết lộ thông tin. Sau đó, ông qua đời vì chính virus mới, làm dấy lên làn sóng chống lại sự kiểm duyệt của nhà nước đối với thông tin về dịch bệnh.

 Ngày 15-4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút 400 triệu USD tài trợ hàng năm cho Tổ chức Y tế Thế giới vì WHO đã bảo vệ hành động của chính phủ Trung Quốc, thậm chí còn ca ngợi Trung Quốc vì cái gọi là "minh bạch trong thông tin" về cuộc khủng hoảng này.

Ngày 15-4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút 400 triệu USD tài trợ hàng năm cho Tổ chức Y tế Thế giới vì WHO đã bảo vệ hành động của chính phủ Trung Quốc, thậm chí còn ca ngợi Trung Quốc vì cái gọi là "minh bạch trong thông tin" về cuộc khủng hoảng này.

 Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chậm trễ đối phó với dịch bệnh nhưng họ bị dư luận chê trách vì chậm trễ vào thời điểm quan trọng - đúng lúc dịch bắt đầu khởi phát.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chậm trễ đối phó với dịch bệnh nhưng họ bị dư luận chê trách vì chậm trễ vào thời điểm quan trọng - đúng lúc dịch bắt đầu khởi phát.

 Khoảng thời gian đáng tiếc khi Trung Quốc phân vân giữa việc cảnh báo công chúng với tránh cơn hoảng loạn đột ngột đã tạo điều kiện cho một đại dịch bùng phát. Dịch Covid-19 hiện đã lây nhiễm cho gần 2 triệu người, cướp đi sinh mạng của hơn 127.000 người trên toàn thế giới

Khoảng thời gian đáng tiếc khi Trung Quốc phân vân giữa việc cảnh báo công chúng với tránh cơn hoảng loạn đột ngột đã tạo điều kiện cho một đại dịch bùng phát. Dịch Covid-19 hiện đã lây nhiễm cho gần 2 triệu người, cướp đi sinh mạng của hơn 127.000 người trên toàn thế giới

Hải Yến (Theo AP)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/sau-ngay-cuc-ky-dang-tiec-khi-trung-quoc-lang-lang-tu-xu-khong-cong-bo-dich/850740.antd