Sếp hỏi 'lấy thưởng Tết hay lương tháng thứ 13?', cô gái trả lời bạo nhất được chọn
Câu trả lời chứng minh người này có cả EQ lẫn IQ đều cao.
Chọn lương tháng 13 hay thưởng Tết?
Khi tìm kiếm một công việc, lương thưởng luôn là chủ đề được mọi người quan tâm. Một nhà lãnh đạo khi tuyển dụng đã lấy chủ đề kiểm tra các ứng viên. Tại vòng cuối cùng, chỉ còn 3 người xuất sắc nhất.
Câu hỏi được đặt ra là: "Bạn thích lương tháng 13 hay thưởng Tết thông thường?". Nhận được câu hỏi, cả 3 đều sững sờ vì nằm ngoài dự liệu. Sau một hồi suy nghĩ, nam ứng viên đầu tiên đưa ra câu trả lời sẽ ưu tiên khoản tiền nào lớn hơn. Nhà tuyển dụng gật đầu không nói gì.
Tiếp đến người thứ hai, cũng là nam ứng viên, mới ra trường, đáp: "Tôi sẽ chọn thưởng Tết vì thông thường khoản tiền này sẽ cao hơn". Nhận được câu trả lời, nhà tuyển dụng trầm ngâm và quay sang người thứ 3.
Ứng viên cuối cùng là một cô gái, cô đưa ra câu trả lời táo bạo hơn cả: "Tôi chọn cả hai". Tất cả những người có mặt đều ngạc nhiên vì đáp án này có phần "tham lam". Giải thích cho quyết định này, ứng viên thứ 3 nói thêm: "Tôi tự tin những gì mình cống hiến trong một năm xứng đáng với cả hai khoản tiền đó. Theo tôi, chỉ cần bản thân nỗ lực thì công ty sẽ ghi nhận và có mức thưởng phù hợp".
Sau màn đối đáp này, người thứ 3 chính thức được chọn. Chỉ trong một câu trả lời, người này đã có thể khẳng định năng lực của bản thân cũng như đề cao phúc lợi của công ty. Có thể nói, đây là "một mũi tên trúng hai đích".
Có kiến thức thôi chưa đủ
Trong cuộc cạnh tranh việc làm hiện nay, phía nhà tuyển dụng ngoài việc muốn tìm kiếm những ứng viên có kiến thức chuyên môn tốt thì cũng luôn tìm kiếm những người có khả năng tư duy nhanh nhạy và có kỹ năng xử lý các tình huống khéo léo.
Các nhà tuyển dụng đều biết rằng để đi được đến vòng phỏng vấn cuối cùng, các ứng viên đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Song, ở môi trường làm việc hiện nay, kiến thức và kinh nghiệm là chưa đủ, thứ mà các nhà tuyển dụng cần là kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy của ứng viên.
Thông qua tình huống này, họ có thể đánh giá sự linh hoạt, tính chủ động cũng như khả năng đối diện và giải quyết khó khăn của người đi xin việc. Cách cư xử dù là nhỏ nhất cũng có thể là thước đo để nhà tuyển dụng có đánh giá sơ bộ về khả năng thích nghi với công việc, cách đối mặt với áp lực và hiệu suất làm việc của mỗi ứng viên. Ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên ngành, chúng ta cũng cần mài giũa khả năng tư duy sắc bén, linh hoạt và óc phân tích đa chiều. Năng lực của một người không hoàn toàn nằm ở điểm số hay bằng cấp.
Độ dày của vốn sống cũng quan trọng không kém. Chỉ khi va vấp và trải nghiệm nhiều điều, chúng ta mới có thể thoải mái đối phó với khó khăn trong quá trình phỏng vấn nói riêng và cuộc sống nói chung.
Những ứng viên nắm vững kỹ năng và có khả năng tư duy sẽ có thể đánh giá được câu hỏi từ đó đưa ra câu trả lời khôn khéo nhất. Trong môi trường công sở hiện nay, việc xử lý những tình huống bất ngờ đã trở thành điều kiện không thể bỏ qua.
Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào, những giải pháp của bạn phải được trình bày càng sát với mong đợi và sự đánh giá của họ càng tốt. Một sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường sẽ là yếu tố quyết định giữa việc bạn có hoặc không được nhận vào làm. Đây là một yếu tố đầy thách thức nhưng rất đáng để bạn đầu tư thời gian.
Nguồn: Sohu