Shopee không còn là rẻ nhất, Temu vừa vào Việt Nam đã chiết khấu khủng

Ứng dụng Temu vừa vào Việt Nam đã tung ra những chiêu khuyến mại 'khủng' cho người dùng mới, lên đến 85% chiết khấu các sản phẩm bán trên sàn này.

Temu - ứng dụng mua sắm điện tử mới vào Việt Nam

Temu là một nền tảng thương mại điện tử giống Shopee, Temu có đặc trưng nổi bật là bán mọi thứ trên đời, từ quần áo, đồ điện tử cho đến đồ nội thất, với giá cực rẻ, kèm chính sách miễn phí ship và trả hàng trong 90 ngày. Phần mềm này đã bắt đầu được chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội tại Việt Nam kể từ những ngày đầu ra mắt.

Tung ra khẩu hiệu "mua sắm như tỷ phú", nhưng hầu hết các mặt hàng trên Temu đều được bày bán "siêu rẻ" với mức chiết khấu lên tới 80-85%. Đặc biệt, một số sản phẩm còn giảm giá sâu như "cho", khiến rất nhiều khách hàng Việt Nam "rỉ tai" thích thú.

Bên cạnh Shopee, Shein, Temu là ứng dụng mua sắm điện tử mới vào Việt Nam.

Bên cạnh Shopee, Shein, Temu là ứng dụng mua sắm điện tử mới vào Việt Nam.

Tuy nhiên, điểm trở ngại lớn nhất của Temu là xuất phát từ phần mềm thương mại điện tử của Trung Quốc, điều này khiến nhiều khách hàng khó tính không dễ dàng bị thuyết phục. Có độc giả còn cho rằng: "Nếu quảng cáo một đằng, hàng hóa một nẻo, kém chất lượng, chưa kể tính rủi ro về nguy cơ virus,"link bẩn" có thể chèn vào các quảng cáo khiến người dùng dễ mắc bẫy lừa". Một độc giả khác nhận xét: "Temu bán tại Việt Nam hay các gian hàng trực tiếp bên Trung Quốc và giao trực tiếp về thì đúng là người tiêu dùng có lợi thật. Nhưng về lâu dài, thì chúng ta sẽ có cả một nền kinh tế sẽ phụ thuộc".

Chia 30% tiền hoa hồng cho người giới thiệu mới

Ngày 22/10, Temu mở đăng ký chương trình tiếp thị liên kết (affiliate) cho người dùng trong nước. Việc đăng ký thành đối tác kiếm tiền trên sàn này đơn giản, ai cũng có thể tham gia với chiết khấu cao hơn mức Lazada, Shopee áp dụng tại Việt Nam.

Mức chiết khấu các sản phẩm bán trên Temu là khá cao.

Mức chiết khấu các sản phẩm bán trên Temu là khá cao.

Với khoản trả thưởng cao cho những người giới thiệu khách mới tải app, tham gia chương trình tiếp thị liên kết, Temu bắt đầu được chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội tại Việt Nam.

Theo đó, với mỗi người cài ứng dụng, tạo tài khoản theo đường dẫn được cấp, người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận 150.000 đồng tiền thưởng.

Đây là mức rất cao so với con số sàn thương mại điện tử khác ở Việt Nam đang chi trả. Ví dụ, Shopee chia tối đa 50.000 đồng cho một đơn hàng thành công cho đối tác affiliate.

Được biết, Temu trả số gấp 3 chỉ bằng việc tạo lập tài khoản. Tuy nhiên, để rút tiền thưởng, những tài khoản mới này phải mua sắm sản phẩm bất kỳ trên ứng dụng.

Có thể nói, bằng chiêu trả nhiều tiền cho những người tham gia tiếp thị liên kết, Temu có thể nhanh chóng quảng bá “truyền miệng” qua các kênh mạng xã hội.

Temu - Đáng tin hay đáng dùng?

Lướt qua một vòng các sản phẩm trên Temu hiện đa phần là dạng no-brand (không thương hiệu), các nhà sản xuất và đánh giá (người dùng đã mua và đánh giá) đều có nguồn gốc tiếng Trung. Như vậy, các nhãn hiệu này có hoặc không, chỉ có người nội địa Trung biết tới, chứ không có giá trị Thương hiệu đẳng cấp quốc tế.

Thực tế, các sản phẩm đều được đánh giá thấp hơn nhiều lần so với mức giá niêm yết (tức là mức giảm giá rất nhiều), nhưng thực tế, giá cả và chất lượng của các sản phẩm này thì chưa ai kiểm chứng. Có chăng, trong một thời gian dài nữa, sau khi đã có một số lượt người Việt Nam mua và đánh giá, thì ứng dụng này mới có thể có được những "reivew" thật, chứ không phải người dùng "unname" hoặc robot hay AI...

Được biết, Temu thuộc Tập đoàn PDD Holdings (Trung Quốc), đây là đơn vị cũng sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo - một ứng dụng mua hàng đã có phiên bản Tiếng Việt được nhiều người Việt Nam đã biết. Temu được sáng lập bởi tỷ phú Temu - Ông Colin Huang - người được đánh giá là một trong những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.

Ông Colin Huang - người được đánh giá là một trong những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, nhà sáng lập Temu

Ông Colin Huang - người được đánh giá là một trong những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, nhà sáng lập Temu

Như vậy, cùng với những nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc khác như Taobao, 1688, Shein cũng đã tiếp cận thị trường Việt Nam, Temu đang có lợi thế là thói quen mua sắm online của người Việt đã được thay đổi. Tuy nhiên, để khẳng định sản phẩm có uy tín hay không, cần nhiều thời gian hơn những chiêu bài khuyến mãi.

Với sự góp mặt của Temu, những nhà bán hàng của Việt Nam cũng gặp thách thức trước sự tấn công ồ ạt của hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.

Quang Minh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/shopee-khong-con-la-re-nhat-temu-vua-vao-viet-nam-da-chiet-khau-khung-179241023103723209.htm