Sĩ quan Mỹ phân tích nguyên nhân khiến tàu ngầm hiện đại Nhật Bản đâm trúng tàu hàng

Rất có thể chiếc tàu hàng Ocean Artemis đã đi vào 'điểm mù' của tàu ngầm JS Soryu khiến va chạm nghiêm trọng xảy ra. Đó là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra, được các cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ phân tích sau vụ tai nạn đường thủy.

Tàu ngầm Nhật Bản JS Soryu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã va chạm nghiêm trọng với tàu hàng Ocean Artemis của Hồng Kông (Trung Quốc), khi đang nổi lên ở vùng biển cách tỉnh Kochi, miền nam Nhật Bản, khoảng 40 km vào sáng 8-2.

Tàu ngầm Nhật Bản JS Soryu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã va chạm nghiêm trọng với tàu hàng Ocean Artemis của Hồng Kông (Trung Quốc), khi đang nổi lên ở vùng biển cách tỉnh Kochi, miền nam Nhật Bản, khoảng 40 km vào sáng 8-2.

Cú va chạm cực mạnh khiến cánh lái bên phải của tàu ngầm gần như gãy hoàn toàn, một phần thượng tầng cũng bị móp và nhiều khối gạch hấp thụ sóng âm cũng bị bong tróc.

Cú va chạm cực mạnh khiến cánh lái bên phải của tàu ngầm gần như gãy hoàn toàn, một phần thượng tầng cũng bị móp và nhiều khối gạch hấp thụ sóng âm cũng bị bong tróc.

Sự cố khiến tàu ngầm phải di chuyển trong trạng thái nổi để về căn cứ. Thiết bị liên lạc trên tháp chỉ huy của tàu ngầm cũng hỏng hoàn toàn sau cú va chạm mạnh, khiến thủy thủ đoàn mất hơn 3 tiếng di chuyển đến nơi có sóng liên lạc để sử dụng điện thoại di động báo cáo sự cố với bộ chỉ huy.

Sự cố khiến tàu ngầm phải di chuyển trong trạng thái nổi để về căn cứ. Thiết bị liên lạc trên tháp chỉ huy của tàu ngầm cũng hỏng hoàn toàn sau cú va chạm mạnh, khiến thủy thủ đoàn mất hơn 3 tiếng di chuyển đến nơi có sóng liên lạc để sử dụng điện thoại di động báo cáo sự cố với bộ chỉ huy.

JS Soryu là chiếc đầu tiên trong lớp tàu ngầm diesel-điện cùng tên. Với lượng giãn nước 4.200 tấn khi lặn, đây là lớp tàu ngầm lớn nhất được Nhật Bản chế tạo từ sau Thế chiến II và được xếp vào nhóm những tàu ngầm phi hạt nhân có khả năng tàng hình tốt nhất thế giới.

JS Soryu là chiếc đầu tiên trong lớp tàu ngầm diesel-điện cùng tên. Với lượng giãn nước 4.200 tấn khi lặn, đây là lớp tàu ngầm lớn nhất được Nhật Bản chế tạo từ sau Thế chiến II và được xếp vào nhóm những tàu ngầm phi hạt nhân có khả năng tàng hình tốt nhất thế giới.

Các tàu ngầm lớp Soryu có chiều dài 84 m; chiều rộng 9,1 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.900 tấn và lên tới 4.200 tấn khi mang đầy tải, thủy thủ đoàn 65 người (9 sĩ quan chỉ huy). Hệ thống điện tử của tàu ngầm lớp Soryu bao gồm radar trinh sát bề mặt và độ cao thấp ZPS-6F, thiết bị định vị thủy âm (sonar) Hughes/Oki ZQQ-7 gắn cố định ở mũi, 4 mảng sonar LF gắn bên sườn

Các tàu ngầm lớp Soryu có chiều dài 84 m; chiều rộng 9,1 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.900 tấn và lên tới 4.200 tấn khi mang đầy tải, thủy thủ đoàn 65 người (9 sĩ quan chỉ huy). Hệ thống điện tử của tàu ngầm lớp Soryu bao gồm radar trinh sát bề mặt và độ cao thấp ZPS-6F, thiết bị định vị thủy âm (sonar) Hughes/Oki ZQQ-7 gắn cố định ở mũi, 4 mảng sonar LF gắn bên sườn

Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ diesel-điện Kawasaki 12V 25/25 SB cùng 4 động cơ Stirling (động cơ AIP) Kawasaki Kockums V4-275 công suất tối đa đạt 8.000 mã lực khi hoạt động ngầm, cho thời gian lặn liên tục lên đến 21 ngày.

Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ diesel-điện Kawasaki 12V 25/25 SB cùng 4 động cơ Stirling (động cơ AIP) Kawasaki Kockums V4-275 công suất tối đa đạt 8.000 mã lực khi hoạt động ngầm, cho thời gian lặn liên tục lên đến 21 ngày.

Tốc độ tối đa khi bơi ở trạng thái nổi của các tàu ngầm lớp Soryu là 14 hải lý/h (25 km/h), hoặc 20 hải lý/h (37 km/h) lúc lặn, tầm hoạt động lên tới 6.100 hải lý (11.300 km) nếu chạy ở tốc độ 6,5 hải lý/h (12 km/h).

Tốc độ tối đa khi bơi ở trạng thái nổi của các tàu ngầm lớp Soryu là 14 hải lý/h (25 km/h), hoặc 20 hải lý/h (37 km/h) lúc lặn, tầm hoạt động lên tới 6.100 hải lý (11.300 km) nếu chạy ở tốc độ 6,5 hải lý/h (12 km/h).

Vũ khí của tàu lớp Soryu gồm 6 ống phóng HU-606 cỡ 533 mm tương thích ngư lôi hạng nặng Type 89 có tầm bắn 50 km nếu chạy ở vận tốc 74 km/h hoặc 39 km khi tăng tốc lên 102 km/h, độ sâu tối đa 900 m

Vũ khí của tàu lớp Soryu gồm 6 ống phóng HU-606 cỡ 533 mm tương thích ngư lôi hạng nặng Type 89 có tầm bắn 50 km nếu chạy ở vận tốc 74 km/h hoặc 39 km khi tăng tốc lên 102 km/h, độ sâu tối đa 900 m

Bên cạnh đó, tàu còn phóng được cả tên lửa hành trình chống hạm UGM-84 Harpoon (tầm bắn 124 km, vận tốc Mach 0,8) qua ống phóng lôi, cơ số đạn dự trữ cho cả tên lửa và ngư lôi là 30 quả. Toàn bộ vỏ ngoài tàu ngầm được bọc vật liệu cao su hấp thụ sóng âm, triệt tiêu tiếng ồn của tàu và giảm phản xạ sóng âm từ sonar chủ động của đối phương. Nhật Bản cũng trang bị hệ thống đối kháng điện tử ZLR-3-6 và hai cụm ống phóng mồi bẫy thủy âm để bảo vệ tàu ngầm lớp Soyru.

Bên cạnh đó, tàu còn phóng được cả tên lửa hành trình chống hạm UGM-84 Harpoon (tầm bắn 124 km, vận tốc Mach 0,8) qua ống phóng lôi, cơ số đạn dự trữ cho cả tên lửa và ngư lôi là 30 quả. Toàn bộ vỏ ngoài tàu ngầm được bọc vật liệu cao su hấp thụ sóng âm, triệt tiêu tiếng ồn của tàu và giảm phản xạ sóng âm từ sonar chủ động của đối phương. Nhật Bản cũng trang bị hệ thống đối kháng điện tử ZLR-3-6 và hai cụm ống phóng mồi bẫy thủy âm để bảo vệ tàu ngầm lớp Soyru.

Việc một chiếc tàu ngầm với trang bị tối tân lại có thể dễ dàng va chạm với một tàu hàng khổng lồ đang được Nhật Bản điều tra. Nguyên nhân dẫn tới sự cố chưa được công bố, nhưng một số cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định nó có thể bắt nguồn từ "điểm mù" của tàu ngầm, khu vực mà các hệ thống cảm biến hiện đại của JS Soryu không thể phát hiện mục tiêu.

Việc một chiếc tàu ngầm với trang bị tối tân lại có thể dễ dàng va chạm với một tàu hàng khổng lồ đang được Nhật Bản điều tra. Nguyên nhân dẫn tới sự cố chưa được công bố, nhưng một số cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định nó có thể bắt nguồn từ "điểm mù" của tàu ngầm, khu vực mà các hệ thống cảm biến hiện đại của JS Soryu không thể phát hiện mục tiêu.

"Hệ thống nhận diện tự động (AIS) cho thấy Ocean Artemis đang di chuyển về phía bắc với tốc độ 14-20 km/h vào thời điểm va chạm. Có khả năng khi đó JS Soryu đang lặn gần mặt nước, nhưng lại sâu hơn mức có thể triển khai kính tiềm vọng. Nếu nó dùng kính tiềm vọng, chắc chắn tàu hàng Ocean Artemis dài tới 221m đã được phát hiện dễ dàng trong điều kiện trời sáng và thời tiết tốt", một cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ giấu tên nhận định.

"Hệ thống nhận diện tự động (AIS) cho thấy Ocean Artemis đang di chuyển về phía bắc với tốc độ 14-20 km/h vào thời điểm va chạm. Có khả năng khi đó JS Soryu đang lặn gần mặt nước, nhưng lại sâu hơn mức có thể triển khai kính tiềm vọng. Nếu nó dùng kính tiềm vọng, chắc chắn tàu hàng Ocean Artemis dài tới 221m đã được phát hiện dễ dàng trong điều kiện trời sáng và thời tiết tốt", một cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ giấu tên nhận định.

Hình ảnh sau tai nạn cho thấy kính tiềm vọng của JS Soryu được nâng hết cỡ, đồng nghĩa với việc nó không bị va chạm với tàu hàng.

Hình ảnh sau tai nạn cho thấy kính tiềm vọng của JS Soryu được nâng hết cỡ, đồng nghĩa với việc nó không bị va chạm với tàu hàng.

"Có thể thấy rằng kính tiềm vọng không được nâng trước va chạm hoặc thoát được cú va chạm. Nếu không nó đã bị cong vẹo hoặc gãy hoàn toàn", cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nói thêm.

"Có thể thấy rằng kính tiềm vọng không được nâng trước va chạm hoặc thoát được cú va chạm. Nếu không nó đã bị cong vẹo hoặc gãy hoàn toàn", cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nói thêm.

Cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định tàu hàng Ocean Artemis có thể đã tiến đến từ phía sau, nằm trong "điểm mù" của hệ thống định vị thủy âm (sonar) trên tàu ngầm Nhật Bản.

Cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định tàu hàng Ocean Artemis có thể đã tiến đến từ phía sau, nằm trong "điểm mù" của hệ thống định vị thủy âm (sonar) trên tàu ngầm Nhật Bản.

Tàu ngầm lớp Soyru được trang bị hàng loạt cảm biến, trong đó chủ lực là tổ hợp sonar Hughes/Oki ZQQ-7, với một sonar ở mũi, 4 cụm sonar sườn và một sonar kéo sau đuôi để tăng khả năng theo dõi.

Tàu ngầm lớp Soyru được trang bị hàng loạt cảm biến, trong đó chủ lực là tổ hợp sonar Hughes/Oki ZQQ-7, với một sonar ở mũi, 4 cụm sonar sườn và một sonar kéo sau đuôi để tăng khả năng theo dõi.

"Dàn sonar kéo, vốn dùng để phát hiện phương tiện ở phía sau và bên trên tàu ngầm, có thể đã được thu về để tàu ngầm chuẩn bị nổi lên. Nó cũng không có sonar hướng về phía sau, đòi hỏi tàu ngầm thường xuyên đổi hướng để dùng dàn sonar mũi và sườn để quan sát"

"Dàn sonar kéo, vốn dùng để phát hiện phương tiện ở phía sau và bên trên tàu ngầm, có thể đã được thu về để tàu ngầm chuẩn bị nổi lên. Nó cũng không có sonar hướng về phía sau, đòi hỏi tàu ngầm thường xuyên đổi hướng để dùng dàn sonar mũi và sườn để quan sát"

Cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ cho rằng kíp vận hành sonar trên tàu JS Soryu nhiều khả năng chỉ tập trung chú ý phía trước và hai bên sườn: "Các cảm biến ưu tiên những khu vực có nguy cơ uy hiếp an toàn nhất, thay vì nhìn bao quát, khiến nó không thể phát hiện tàu hàng Ocean Artemis tiến tới từ phía sau"

Cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ cho rằng kíp vận hành sonar trên tàu JS Soryu nhiều khả năng chỉ tập trung chú ý phía trước và hai bên sườn: "Các cảm biến ưu tiên những khu vực có nguy cơ uy hiếp an toàn nhất, thay vì nhìn bao quát, khiến nó không thể phát hiện tàu hàng Ocean Artemis tiến tới từ phía sau"

Một giả thuyết khác đặt ra rằng, rất có thể tàu ngầm JS Soryu có lượng giãn nước 2.900 tấn khi nổi và 4.200 tấn khi lặn, rất có thể đã bị hút về phía tàu hàng có lượng giãn nước 51.000 tấn và đang chở cả trăm nghìn tấn quặng sắt.

Một giả thuyết khác đặt ra rằng, rất có thể tàu ngầm JS Soryu có lượng giãn nước 2.900 tấn khi nổi và 4.200 tấn khi lặn, rất có thể đã bị hút về phía tàu hàng có lượng giãn nước 51.000 tấn và đang chở cả trăm nghìn tấn quặng sắt.

Hiện tượng này từng khiến tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Newport News của Mỹ va chạm với tàu chở dầu Mogamigawa của Nhật Bản trên eo biển Hormuz vào năm 2007. Sự việc khiến tàu ngầm Mỹ hư hỏng phần mũi và hạm trưởng bị cách chức sau đó.

Hiện tượng này từng khiến tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Newport News của Mỹ va chạm với tàu chở dầu Mogamigawa của Nhật Bản trên eo biển Hormuz vào năm 2007. Sự việc khiến tàu ngầm Mỹ hư hỏng phần mũi và hạm trưởng bị cách chức sau đó.

Ông Aaron Amick, cựu sĩ quan sonar có 20 năm kinh nghiệm trên tàu ngầm Mỹ, đồng quan điểm khi cho rằng JS Soryu có thể bị hút về phía thân tàu Ocean Artemis. Tuy nhiên, ông cho rằng tàu hàng Hồng Kông có thể không di chuyển trong điểm mù của tàu ngầm Nhật.

Ông Aaron Amick, cựu sĩ quan sonar có 20 năm kinh nghiệm trên tàu ngầm Mỹ, đồng quan điểm khi cho rằng JS Soryu có thể bị hút về phía thân tàu Ocean Artemis. Tuy nhiên, ông cho rằng tàu hàng Hồng Kông có thể không di chuyển trong điểm mù của tàu ngầm Nhật.

"Rõ ràng cú đâm xảy ra ở phía phải tàu ngầm. Phần nóc và phía sau thượng tầng không bị hư hại cho thấy đây là một cú đâm bên sườn. Nếu đúng như vậy, tàu hàng không ở trong điểm mù và đáng lẽ phải xuất hiện trên sonar của JS Soryu trước vụ va chạm", ông Amick nói.

"Rõ ràng cú đâm xảy ra ở phía phải tàu ngầm. Phần nóc và phía sau thượng tầng không bị hư hại cho thấy đây là một cú đâm bên sườn. Nếu đúng như vậy, tàu hàng không ở trong điểm mù và đáng lẽ phải xuất hiện trên sonar của JS Soryu trước vụ va chạm", ông Amick nói.

"Có khả năng thủy thủ đoàn JS Soryu không quen với tín hiệu thủy âm trong vùng biển nông. Sự cố dường như xảy ra ở vùng thềm lục địa, nơi sóng âm lan truyền theo cách khác xa với biển sâu..."

"Có khả năng thủy thủ đoàn JS Soryu không quen với tín hiệu thủy âm trong vùng biển nông. Sự cố dường như xảy ra ở vùng thềm lục địa, nơi sóng âm lan truyền theo cách khác xa với biển sâu..."

"Dữ liệu sonar thô tại biển nông và biển sâu có vẻ giống nhau, nhưng thể hiện những điều khác biệt hoàn toàn. Họ có thể nhầm giữa tín hiệu giữa tàu hàng với tín hiệu phản hồi từ đáy biển"

"Dữ liệu sonar thô tại biển nông và biển sâu có vẻ giống nhau, nhưng thể hiện những điều khác biệt hoàn toàn. Họ có thể nhầm giữa tín hiệu giữa tàu hàng với tín hiệu phản hồi từ đáy biển"

Các cựu sĩ quan Mỹ cũng cho rằng không thể bỏ qua yếu tố con người. "Thủy thủ đoàn có thể mệt mỏi hoặc căng thẳng, hoặc quá tự tin với năng lực của mình và dẫn tới chủ quan. Môi trường tác chiến phức tạp trên tàu ngầm có thể làm suy giảm khả năng nhận thức môi trường xung quanh. Những điều này thường xảy ra với thủy thủ đoàn tàu ngầm sau một cuộc diễn tập"

Các cựu sĩ quan Mỹ cũng cho rằng không thể bỏ qua yếu tố con người. "Thủy thủ đoàn có thể mệt mỏi hoặc căng thẳng, hoặc quá tự tin với năng lực của mình và dẫn tới chủ quan. Môi trường tác chiến phức tạp trên tàu ngầm có thể làm suy giảm khả năng nhận thức môi trường xung quanh. Những điều này thường xảy ra với thủy thủ đoàn tàu ngầm sau một cuộc diễn tập"

"May mắn là chỉ có 3 thủy thủ tàu ngầm bị thương nhẹ. Nhưng sự phổ biến của các tàu hàng siêu trường siêu trọng đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra các vụ va chạm như thế này trong tương lai sẽ ngày càng tăng", ông Amick cảnh báo.

"May mắn là chỉ có 3 thủy thủ tàu ngầm bị thương nhẹ. Nhưng sự phổ biến của các tàu hàng siêu trường siêu trọng đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra các vụ va chạm như thế này trong tương lai sẽ ngày càng tăng", ông Amick cảnh báo.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-si-quan-my-phan-tich-nguyen-nhan-khien-tau-ngam-hien-dai-nhat-ban-dam-trung-tau-hang-post458171.antd