Sinh viên đừng để mình là 'nô lệ' của công nghệ
Chuyên gia Minh Đức (Mod của diễn đàn công nghệ Tinhte.vn) cho rằng, hiện tượng 'nghiện AI' hiện nay của sinh viên, dùng AI để làm bài thay vì học bài, là điều đáng lo, có thể dẫn đến hệ quả mất dần khả năng suy luận, thế mạnh lớn nhất của giới trí thức.
>
Ngày 13/7, hơn 300 sinh viên các trường đại học tại TP. HCM đã có mặt tại sự kiện công nghệ “”, do Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên TP. HCM (SAC) phối hợp cùng các đơn vị tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên (phường Sài Gòn, TP. HCM).
AI là trợ thủ mới trong học tập của sinh viên
Tại workshop, nhiều sinh viên khẳng định, hiện nay, các bạn không thể thiếu AI trong học tập, tiếp cận kiến thức và giải trí, sáng tạo. Trong mọi quy trình thực hiện việc tóm tắt bài giảng, dịch thuật, luyện tiếng Anh, viết thuyết trình cho đến thiết kế bài trình chiếu hay tạo hình ảnh, dựng phim giải trí… chỉ cần vài dòng mô tả, sinh viên đã có thể tạo ra một sản phẩm chỉ trong vài phút.
Nguyễn Thái Tài (trường ĐH Nguyễn Tất Thành), cho biết: “AI giúp mình học tiếng Anh hiệu quả hơn, luyện phát âm, sửa ngữ pháp và gợi ý ý tưởng rất nhanh. Nhưng quan trọng là mình vẫn phải hiểu, vẫn phải học thật”.

Rất đông các bạn sinh viên tham dự chương trình.
Theo Đỗ Gia Bảo (trường ĐH Công Thương TP. HCM), với chuyên ngành Công nghệ thông tin, Bảo phải thường xuyên “tương tác” với AI để mở rộng kiến thức và nắm bắt xu hướng. “Công nghệ đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình học tập”, Gia Bảo khẳng định.
Còn với Phạm Minh Quang (ngành Thủy sản, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM), AI là công cụ tuyệt vời để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất công việc: “Trước đây, để tìm kiếm được tài liệu như ý, mình thường mất khá nhiều thời gian, giờ mình chỉ cần vài phút là có thể tổng hợp thông tin, chọn đúng thông tin theo nhu cầu và diễn đạt rõ ràng hơn”.

Một bạn sinh viên đặt câu hỏi với các chuyên gia tại chương trình.
Theo chuyên gia Minh Đức (diễn đàn Tinhte.vn), với AI, mỗi người đều là một . Mỗi người có bối cảnh khác nhau, phong cách khác nhau, lĩnh vực riêng biệt. “Họ sử dụng AI bằng cách phối hợp giữa các ứng dụng, “nhúng” AI trong từng giai đoạn thực hiện quy trình công việc, học tập. Từ đó, họ có sản phẩm khác nhau, tri thức khác nhau. AI thật ra không giới hạn, giới hạn chính là ở trí tưởng tượng của chúng ta”, chuyên gia Minh Đức chia sẻ.
Đừng để AI “suy nghĩ thay”
Chia sẻ nhiều “mẹo” hay về cách sử dụng AI trong học tập, giải trí, chuyên gia Minh Đức mang đến rất nhiều góc nhìn mới cho sinh viên trong xu hướng đổi mới từng ngày của công nghệ. Với sự phát triển này, sinh viên thật sự có thể là một nhà sáng tạo nội dung, chủ động tiến nhanh trong học tập và tận hưởng thế giới giải trí cùng AI theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh AI là công cụ đắc lực, thì sinh viên cần hiểu rõ giới hạn của AI, sử dụng AI một cách có trách nhiệm, tránh lạm dụng và cân đối giữa con người với AI, thì mới có thể tối ưu hóa học tập và sáng tạo với AI.

Sinh viên trải nghiệm AI tại chương trình.
Anh Lê Tín (đại diện nhãn hàng máy tính MSI) cho rằng, sinh viên hiện nay đang có lợi thế rất lớn khi được tiếp cận sớm với nhiều công cụ AI phổ biến như ChatGPT, Google Gemini, Copilot, hay các ứng dụng tạo hình ảnh, video từ văn bản... Những công cụ này nếu biết tận dụng sẽ giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy, tổng hợp và sáng tạo. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu sinh viên lạm dụng AI mà thiếu hiểu biết, các bạn rất dễ bị cuốn vào thói quen "nhờ máy làm hộ", mất dần kỹ năng phân tích và tư duy độc lập. Ở một số quốc gia, đã có tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng AI để gian lận trong thi cử, đây là điều đáng tiếc. Vì vậy, đã đến lúc sinh viên cần học cách sử dụng AI một cách có trách nhiệm, hiểu rõ giới hạn và vai trò của mình trong mối quan hệ với công nghệ.
Đặng Thanh Tiến (trường ĐH Kiến trúc TP. HCM) chia sẻ, trước nguy cơ với vai trò là gia sư “ảo” sẽ thay thế vai trò của gia sư “thật”: “Nếu chỉ dùng AI để đối phó với bài tập thì sẽ sớm bị tụt lại. Muốn học tốt thì phải có kiến thức nền để hiểu và kiểm soát AI, chứ không phải để AI thay mình làm bài”.

Chuyên gia Minh Đức cho rằng, hiện tượng “” hiện nay của sinh viên khi nhiều bạn trẻ dùng AI để làm bài thay vì học bài, đây là điều đáng lo, có thể dẫn đến hệ quả mất dần khả năng suy luận, thế mạnh lớn nhất của giới trí thức tương lai. “AI có thể viết cả một bài luận, nhưng nếu bạn trẻ không hiểu nội dung thì đó là kiến thức của máy, không phải của bạn. Cần biết phân tích, phản biện và xác minh thông tin. Đó mới là học”.
76 sinh viên các nước ASEAN tham dự trại Hè ‘AUN-VNUHCM Summer Program 2025’
Lan tỏa yêu thương đến các em nhỏ ở Lớp học tình thương Rạch Ông
Nữ sinh Sư phạm tài năng với niềm đam mê võ thuật
Những thước phim cảm động về chàng trai trẻ mắc phải hội chứng Tourette
Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/sinh-vien-dung-de-minh-la-no-le-cua-cong-nghe-post1759859.tpo