Số 28-2024: 'Cửa tăng' cho thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024

SSI Research nghiêng về kịch bản thị trường tiếp tục xu hướng tăng trưởng, dù các biến số rủi ro vẫn còn hiện diện. P/E ước tính năm 2024 của VN-Index hiện ở mức 11,5 lần, thấp hơn mức trung bình năm năm là 13,4 lần.

(KTSG) – SSI Research nghiêng về kịch bản thị trường tiếp tục xu hướng tăng trưởng, dù các biến số rủi ro vẫn còn hiện diện. P/E ước tính năm 2024 của VN-Index hiện ở mức 11,5 lần, thấp hơn mức trung bình năm năm là 13,4 lần.

Với mức định giá này thì “cửa tăng” của VN-Index vẫn sáng trong nửa cuối năm 2024 và sang năm 2025, nhất là khi tình hình kinh tế tiếp tục quá trình hồi phục.

Vẫn cần phải thúc đẩy để luật được thực thi thông suốt (mục Ý kiến): Đất đai và nhà ở lại là lĩnh vực rất “nhạy cảm” với nạn tham nhũng và tiêu cực, cộng với tình trạng sợ sai, sợ chịu trách nhiệm của cán bộ công chức nên đùn đẩy hoặc không chịu làm đang diễn ra rất phổ biến hiện nay, khiến cho nguy cơ các quy định mới của luật có thể không hiệu quả, ít nhất là trong những tháng trước mắt, càng cao hơn.

Thiếu hướng dẫn, ngân hàng tạm dừng bán bảo hiểm (An Nhiên): Một số ngân hàng thương mại đã tạm dừng triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm từ ngày 1-7-2024, thời điểm Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực, vì chưa có văn bản hướng dẫn và bối rối với quy định cấm ngân hàng gắn bảo hiểm với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ dưới mọi hình thức.

Biến động ngược chiều của tỷ giá – kỳ vọng gì cho nửa cuối năm? (Triệu Minh): Trong những tuần qua, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng có xu hướng biến động ngược chiều trên các thị trường. Trong khi giá đô la Mỹ giao dịch trên thị trường chính thức vẫn ổn định và thậm chí đi xuống, giá đô la Mỹ trên thị trường phi chính thức lại có những thời điểm tăng vọt. Vì sao có hiện tượng này?

Trái phiếu doanh nghiệp đã thật sự phục hồi? (Thụy Lê): Cùng với giá trị phát hành tăng mạnh và trong xu thế đi lên qua các tháng, lượng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn cũng giảm mạnh. Liệu đây có phải là tín hiệu cho thấy kênh đầu tư này đang phục hồi mạnh mẽ trở lại?

Lãi suất sẽ thiết lập mặt bằng mới trong quí 3-2024 (Trịnh Duy Viết): Kiểm soát tỷ giá và lạm phát khiến tăng trưởng cung tiền chậm hơn, gây áp lực lên lãi suất. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mới là điều quan trọng để lãi suất huy động thiết lập mặt bằng mới. Xu hướng lãi suất huy động được dự báo sẽ thiết lập mặt bằng mới trong quí 3-2024 trước khi ổn định trở lại sau đó.

AI – cuộc cách mạng chưa đến (Nguyễn Vũ): Hiện nay nhiều nhà kinh tế thay đổi cách suy nghĩ, giờ họ cho rằng AI sẽ thay đổi nền kinh tế mà không làm người ta mất việc. Các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT có thể tiết kiệm thời gian cho nhân viên văn phòng nhưng chưa thay thế họ được.

Doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo trong cuộc đua toàn cầu (Thiên Kim): Lĩnh vực AI đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Nếu trong thời gian đầu, lĩnh vực này chủ yếu tập trung ở những ông lớn công nghệ, thì nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup hay các kỳ lân khởi nghiệp (những công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỉ đô la Mỹ) lại đóng vai trò chủ chốt.

Huỳnh Thanh Điền: Doanh nghiệp FDI lớn đến Việt Nam không chỉ vì ưu đãi thuế (Hoàng Hạnh): “Việt Nam nên có một tư duy mới để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ ưu đãi chuyển sang hỗ trợ, trong đó, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm và hướng tới những mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế”, TS. Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

VN-Index đi lên trong nghi ngờ! (Thanh Thủy): Các nhóm ngành như công nghệ thông tin, bán lẻ, phân bón – hóa chất, vận tải biển… sẽ là những nhóm được dự báo có kết quả kinh doanh tích cực. Theo đó, dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục phân hóa khi tìm đến những cổ phiếu có sức mạnh nội tại tốt, bất chấp diễn biến trồi sụt của thị trường.

“Cửa tăng” cho thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm 2024 (Linh Trang): Dù đi qua nhịp điều chỉnh ngắn trong tháng 4 và tiếp tục giảm 1,3% trong tháng 6, chỉ số VN-Index vẫn tăng trưởng tích cực hơn 10% tính từ đầu năm 2024.

Cổ phiếu bất động sản – chờ mồi lửa mùa hè (Triêu Dương): Bên cạnh các cổ phiếu bất động sản đã hút mạnh dòng tiền thời gian qua, vẫn có một số cổ phiếu tiếp tục dò đáy hoặc đang tích lũy. Điều này có thể mang lại cơ hội cho nhà đầu tư trong thời gian tới.

Các yếu tố vĩ mô thay đổi tác động đến thị trường chứng khoán thế nào? (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Yếu tố vĩ mô trong những năm gần đây trở thành yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng giá cổ phiếu không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn cầu. Tuy nhiên, cách thức tác động của các yếu tố vĩ mô luôn biến động, tùy thuộc vào các điều kiện vĩ mô khác nhau, như những gì chúng ta đang thấy giữa năm 2024 và năm 2023.

Thị trường điện: nút thắt cần tháo gỡ ngay (Thái Doãn Hoàng Cầu): Chậm thực hiện các cơ chế thị trường điện phù hợp, xứng tầm chính là các điểm nghẽn cần khai thông nhanh chóng để phát triển ngành điện lực, kinh tế – xã hội.

Từ kinh tế tuyến tính đến kinh tế tuần hoàn – Các mô hình doanh nghiệp mới với tư duy kinh doanh phát triển bền vững (Trần Hương Giang): Áp lực chuyển đổi xanh không phải là một câu chuyện riêng lẻ của bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thu được lợi ích về môi trường và kinh doanh bằng cách nỗ lực thay đổi luật chơi để sân chơi nghiêng về phía họ và buộc các đối thủ cạnh tranh phải tăng chi phí nhiều hơn nữa.

Cơ hội kinh doanh mới từ Luật các tổ chức tín dụng mới (Đỗ Đình Lâm – Vũ Thị Lan): Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Luật mới, bên cạnh việc cho phép những hoạt động kinh doanh mới, các quy định về bao thanh toán đã có những điều chỉnh, thay thế nhất định nhằm phù hợp hơn với thực tiễn và thông lệ quốc tế, đa dạng hơn các sản phẩm tín dụng của các TCTD.

Nhà hoang làm thị trường bất động sản Nhật Bản “bốc hơi” 25 tỉ đô la Mỹ (Ricky Hồ): Nhà hoang, căn hộ bị bỏ bê ở Nhật Bản đang trở thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng cũng là cơ hội kinh doanh của ngành du lịch và là phân khúc mới nổi của ngành bất động sản.

Thời trang bền vững Việt Nam: Câu chuyện mới từ vỏ xoài và cây tầm ma (Ricky Hồ): Vỏ xoài và cây gai xanh đã góp thêm phần đa dạng cho các sản phẩm thời trang bền vững của Việt Nam bên cạnh những sản phẩm được chế biến từ các phụ phẩm nông nghiệp trước đây, như bã cà phê, vỏ sò, thân lá và hạt của cây sen…

Không dễ phát triển sản phẩm thời trang từ phụ phẩm nông nghiệp (Nguyễn Thị Hồng): Với sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thời trang bền vững, các nhà sáng tạo và nhà đầu tư có thể tập trung vào phát triển các sản phẩm thời trang độc đáo và chất lượng từ nguồn nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp phong phú ở Việt Nam.

Bánh quê chuẩn vị Bến Tre (Lư Thế Nhã): Từ chỉ lấy bánh nhà hàng xóm về để bán, một chàng trai đã nghiên cứu, học hỏi để làm chiếc bánh lá dừa riêng đặc gật các nguyên liệu của quê nhà Bến Tre và biến nó thành món quà quê được ưa chuộng.

Công thức sản phẩm khi nhượng quyền – nên bí mật hay bật mí? (Nguyễn Thái Hải Lâm – Nguyễn Ngô Thành Danh): Sân chơi nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B ngày càng sôi động nhưng không ít doanh nghiệp vẫn đang chần chừ trước ngưỡng cửa sân chơi này vì những rủi ro tiềm ẩn, như việc đánh mất công thức sản phẩm vốn đã tạo nên tên tuổi của bên nhượng quyền.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: ứng xử sao cho đúng? (LS. Phương Đặng): Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã ban hành quy tắc cấm điều khoản không cạnh tranh áp dụng toàn quốc trong thỏa thuận, hợp đồng lao động với mục tiêu là khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ quyền tự do cơ bản của người lao động…

Mùa hè với những “đồng nghiệp bất đắc dĩ” (Thanh Tâm): Nhiều học trò thành phố đi qua mùa hè nơi công sở của cha mẹ. Chúng có mặt trong văn phòng, cố gắng hợp tác như cha mẹ dặn dò và trở thành những đồng nghiệp nhí bất đắc dĩ.

Sao không chống lừa đảo bằng “tư duy ngược”? (Mục Đồng): Có lẽ phải đến khi nào nhà mạng di động và ngân hàng chịu rũ bỏ chiếc áo “bên liên quan với những trách nhiệm không đáng kể như hiện nay” để gánh vác đúng trách nhiệm của mình thì tình hình mới có thể xoay chuyển theo hướng tốt hơn.

Văn hóa đại chúng – Bí mật đằng sau sự thành công (Nguyễn Kỳ Duyên): Khi văn hóa không còn nằm trong lãnh thổ vốn có của nó mà bắt đầu du nhập vào một cộng đồng khác, chúng lan tỏa ngày càng mạnh mẽ rồi trở thành những làn sóng văn hóa, khi dồn dập, khi nhẹ nhàng khéo léo, dẫu với bất kỳ chuyển động nào, thì những con sóng này đều có đặc điểm chung là liên tục tác động đến bến bờ văn hóa của các quốc gia khác.

Ẩm thực đường phố còn là nét đẹp riêng của dân tộc (Amy Nguyễn): Dù không có hay không sự công nhận từ Michelin, họ vẫn là những biểu tượng ẩm thực được yêu thích, nhờ vào chất lượng và sự chân thành trong từng món ăn. Đây chính là nét đẹp riêng biệt của thương hiệu ẩm thực đường phố Việt Nam – mộc mạc, chân thực và đầy tự hào.

Đừng chỉ kêu gọi “người dân cần tỉnh táo” (Khánh Hưng): Bên bị lừa đảo là một lực lượng rất lớn khó bề xác nhận, sống rộng khắp từ đô thị hiện đại đến nông thôn và mù mờ về Internet, công nghệ nhưng đang loay hoay trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Có thể gọi thân thương là hai lúa công nghệ…

Mua áo mới cho cha mẹ (Đức Lộc): Đằng sau dáng vẻ không còn thanh xuân của cha mẹ vẫn còn đó những mong ước, kỷ niệm, niềm khát khao một thời để một lúc nào đó bạn may mắn bắt gặp ánh lấp lánh trong đôi mắt đã mờ sương, trong nụ cười thoáng qua, trong câu ngâm Kiều lẫn mất những âm cuối. Có lẽ là nhiều thứ đã được cất giấu đi khi chúng ta già đi.

Hàng Trung Quốc tránh thuế Mỹ (Nguyễn Vũ): Các nhà bán lẻ tận dụng khe hở của luật, theo đó hàng hóa có giá trị dưới 800 đô la thì được miễn thuế, gọi là quy tắc tối thiểu (de minimis). Theo tờ Economist, năm nay dự kiến có chừng 1,4 tỉ kiện hàng như thế, trị giá ít nhất là 66 tỉ đô la được nhập vào Mỹ theo con đường này, tăng mạnh từ mốc 500 triệu đô la vào năm 2019.

Người trẻ Trung Quốc vẫn chật vật tìm việc làm (Lạc Diệp): Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ vẫn đang là vấn đề làm đau đầu giới chức Bắc Kinh.

Kinh tế Mỹ hạ nhiệt, khả năng Fed giảm lãi suất (Song Thanh): Dấu hiệu hạ nhiệt của thị trường lao động và nền kinh tế Mỹ đang củng cố kỳ vọng về khả năng Fed giảm lãi suất trong năm 2024.

Mời bạn đọc đón xem!

KTSG

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/so-28-2024-cua-tang-cho-thi-truong-chung-khoan-nua-cuoi-nam-2024/