Số 5-2024: Thách thức thương mại hàng hóa 2024

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,6% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 355 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,4%. Tuy nhiên, nhờ nhập khẩu hàng hóa giảm nhiều hơn – đến 8,9%, nên cán cân thương mại hàng hóa vẫn đạt thặng dư kỷ lục 28 tỉ đô la Mỹ. Năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sẽ đứng trước những thách thức gì?

Mỹ vị Việt Nam: tiếp cận thị trường theo hướng mới

Tổ chức cuộc gặp gỡ giữa nhà bán hàng Việt Nam và các nhà mua hàng nước ngoài để giới thiệu hàng nông sản, nguyên vật liệu dùng cho ngành thực phẩm đã được thêm vào một phần mới: mời khách dùng món ăn được chế biến từ các loại sản phẩm vừa giới thiệu. Đây được cho là một hướng mới trong cách giới thiệu, tiếp thị nông sản và thực phẩm Việt Nam đến thị trường nước ngoài bởi những trải nghiệm trực quan đó sẽ góp phần hình thành những đơn hàng sau này.

KTSG số 18-2023: Tấm khiên bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngày 17-4-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP (NĐ13) về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là nỗ lực nhằm góp phần xây dựng hành lang pháp lý phục vụ chương trình chuyển đổi số quốc gia, hướng đến mục tiêu an toàn thông tin và phát triển xã hội số toàn diện.

KTSG số 15-2023: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp tan băng?

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về việc sửa đổi Thông tư 16/2021 về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.

KTSG số 13-2023: Chính sách đặc thù cho TPHCM

Có nhiều khả năng Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua tại kỳ họp vào tháng 5-2023.

Thú vị lớp làm bánh trong ngày Tết

Bánh Nanaimo bars được đặt tên theo thành phố Nanaimo của Canada ở British Columbia có vị ngọt của xứ dừa gần gũi pha với vị chocolate và hạnh nhân. Chocolate nhưng thơm ngon như các loại bánh kẹo truyền thống ngày Tết.

KTSG số 46-2022: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – vị lãnh đạo đặc biệt

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trên số báo phát hành sáng mai (17-11), KTSG xin trân trọng giới thiệu các bài viết về ông.

KTSG số 44-2022: Bài toán đầu tư công

Trong hai năm 2021-2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sau 10 tháng đầu năm lần lượt là 64,44% và 55,8% kế hoạch năm. Có tiền mà không tiêu là một nghịch lý theo tư duy phát triển kinh tế thông thường.

Ngân hàng Nhật Bản sẽ lỗ nặng nếu Mỹ tiếp tục tăng lãi suất

Hầu hết các ngân hàng lớn sẽ có thể báo lỗ trong năm tài chính sắp tới (từ tháng 4-2023) nếu Mỹ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) cảnh báo. Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất vượt ngưỡng 6% trong năm 2023 – 2024, khiến các ngân hàng lớn của Nhật Bản bị lỗ khi lãi suất cho vay bằng đô la hay lợi suất kinh doanh chứng khoán không tăng tương ứng.

Doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô kinh doanh phái sinh tiền tệ

Số lượng các doanh nghiệp lên sàn kinh doanh các công cụ phái sinh đang bùng nổ ở mức kỷ lục tại Trung Quốc khi các công ty và nhà đầu tư nước này ráo riết tìm cách bảo vệ tài sản trước sự trượt giá của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ.

Thị trường IPO Hồng Kông tụt dốc

Hai thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong năm của Hồng Kông hôm 29-9 được chờ đợi là tin mừng trong bối cảnh hiện nay. Nhưng cả hai đã không thể vượt qua trước tình trạng bất định toàn cầu và các chính sách chưa rõ ràng đã ngăn dòng vốn vào nơi từng là địa điểm IPO lớn nhất thế giới.

IMF và Moody's phê phán chính sách tài khóa của Anh sau khi bảng Anh lao dốc

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã chỉ trích chiến lược kinh tế mới của Anh. Trong lúc đó, các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho các thiệt hại nặng nề hơn trên thị trường tài chính sau khi Ngân hàng Anh hứa hẹn có hành động 'thích đáng' với đà trượt dốc của bảng Anh.

Lạm phát và đô la Mỹ siêu mạnh khiến khối nợ các nước mới nổi phình to

Chi tiêu tài khóa để bù đắp tác động của lạm phát toàn cầu sẽ làm tăng mức nợ ở các nước châu Á mới nổi. Nợ khu vực công và tư nhân trong khu vực đã tăng lần đầu tiên trong bốn quí từ quí 2 vừa rồi và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt năm 2022, theo dữ liệu của Viện Tài chính quốc tế (IFF).

Indonesia gấp rút tăng sản lượng than, nhắm đến nhu cầu của châu Âu trong mùa đông

Các hãng khai thác than Indonesia đang chạy đua tăng sản lượng nhằm đáp ứng cho nhu cầu năng lượng đang gia tăng của châu Âu trước khi mùa đông lạnh lẽo tràn đến.

KTSG số 37-2022: Nóng tỷ giá, lãi suất

Một trong những chuyển động thời sự trên thị trường tiền tệ nửa đầu tháng 9-2022 là sự tăng nhiệt của tỷ giá và lãi suất. Những phản ánh về thị trường này sẽ được ghi nhận trên KTSG bản in phát hành sáng mai, ngày 15-9.

Doanh nghiệp Nga tăng cường phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ

Số doanh nghiệp Nga phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ của Trung Quốc đang tăng dần. Khả năng Moscow sẽ phát hành trái phiếu chính phủ bằng nhân dân tệ cũng rõ hơn khi hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc dự kiến gặp gỡ trong tuần này, trong đó nội dung về hợp tác tài chính sẽ là một trọng tâm của các cuộc thảo luận.

Ant tìm kiếm không gian phát triển mới ở ASEAN

Ant Group, chi nhánh công nghệ tài chính (fintech) của tập đoàn Alibaba, đang nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác và đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số đang tăng trưởng vượt bậc ở Đông Nam Á. Tập đoàn fintech hàng đầu của Trung Quốc xem Đông Nam Á là không gian phát triển mới, giúp họ thoát khỏi môi trường tù túng ở quê nhà.

Google có nhóm phát triển riêng cho từng thị trường ở châu Á

Google đang chuẩn bị thành lập các nhóm phát triển cho từng thị trường châu Á khi gã khổng lồ về công nghệ của Mỹ tìm cách điều chỉnh các dịch vụ của họ tương thích với các nền văn hóa và thói quen ở các nước khác nhau.

Thuế lạm phát làm giảm bớt 4.500 tỉ đô la nợ công ở Mỹ và châu Âu

Tỷ lệ lạm phát cao hơn đang làm khối nợ còn tồn đọng của Mỹ và châu Âu giảm đi 4.500 tỉ đô la trong hai năm qua thông qua sự giảm giá tiền tệ. Mặc dù có lợi cho tài khóa của các chính phủ, thuế lạm phát thường đi kèm với các rủi ro đối với người tiêu dùng trừ phi lạm phát phi mã được kiềm chế.

Người giàu châu Á dần tránh xa tiền mã hóa

Lo ngại về lạm phát gia tăng và sự biến động của thị trường đã khiến người giàu châu Á thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư hay kinh doanh – theo khảo sát năm 2022 của ngân hàng đầu tư tư nhân Lombard Odier tại Thụy Sĩ.

Kinh doanh thực phẩm cận date bùng nổ ở Trung Quốc

Kinh tế khó khăn, người tiêu dùng tầng lớp trung lưu và bình dân đang thắt lưng buộc bụng, tìm mua các món hàng thiết yếu giá rẻ. Thị trường các mặt hàng thực phẩm và đồ uống sắp hết hạn vì thế được dịp bùng nổ ở đất nước khổng lồ này.

Myanmar có thể vào danh sách đen của cơ quan quản lý tài chính toàn cầu FATF

Myanmar có khả năng bị cơ quan giám sát tài chính toàn cầu đưa vào danh sách đen vì không ngăn chặn được các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đây sẽ là một đòn chí mạng giáng vào nền kinh tế đang thiếu hụt ngoại tệ và vận hành rất ì ạch.

KTSG số 36-2022: Thương mại quốc tế thoái trào và 'ngoại lệ Việt Nam'

Sau khi WTO ra đời năm 1995 thay cho GATT, tỷ lệ thương mại quốc tế bắt đầu tăng cao, nhưng từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thì thoái trào và hiện ở mức 46%. Dù vậy, Việt Nam là ngoại lệ, thậm chí kinh tế còn được đẩy mạnh từ năm 2008, hiện ngoại thương về hàng hóa của Việt Nam đạt mức trên 180% GDP.

Ký được hợp đồng với Singapore, Thái Lan giành lại vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo

Thái Lan có thể đạt mục tiêu xuất 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2022 sau khi đàm phán thành công với Singapore về việc tăng nhập khẩu gạo từ Thái Lan trong các tháng còn lại của năm – Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan tuyên bố hôm 6-9. Với dự đoán này, Thái Lan chắc chắn sẽ giành lại vị trí nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới của Việt Nam trong năm nay, đẩy Việt Nam xuống vị trí thứ ba.Theo nền tảng dữ liệu thương mại OEC, trong năm 2020 Singapore nhập khẩu lượng gạo trị giá 289 triệu đô la Mỹ, gồm Thái Lan đứng đầu (123 triệu đô), Ấn Độ (59,8 triệu đô), Việt Nam (57,1 triệu đô), Trung Quốc (11,5 triệu đô) và Campuchia (8,57 triệu đô). Nhưng các nhà buôn của Singapore cũng bán sáng các nước khác lượng gạo trị giá 79,6 triệu đô la Mỹ với năm thị trường chính lần lượt là Indonesia, Mozambique, Benin, Malaysia và Philippines. Như vậy, lượng gạo Singapore nhập là 'mua đi bán lại'.

Lo ngại an ninh từ việc phụ thuộc sản phẩm năng lượng tái tạo của Trung Quốc

Đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 226 tỉ đô la trong nửa đầu năm 2022, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái – theo báo cáo Triển vọng năng lượng mới Bloomberg NEF. Trung Quốc chiếm 43% tổng chi tiêu trên toàn thế giới. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng vị trí thống lĩnh của Trung Quốc trong các phân khúc quan trọng của chuỗi cung ứng có thể gây ra rủi ro an ninh.

KTSG số 32-2022: Hành trình đến kinh tế xanh

Trong xu hướng chuyển sang kinh tế xanh, các mục tiêu xanh là không thể né tránh, nhưng 'đâu là lối ra' đang là câu hỏi dành cho nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam.

Doanh nghiệp Nga phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ, bớt phụ thuộc vào đô la Mỹ

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang đẩy các công ty Nga gần hơn với Trung Quốc và đồng nhân dân tệ. Động thái của doanh nghiệp Nga vừa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ, vừa có phương tiện thanh toán mới trong kinh doanh và đầu tư.

Sri Lanka vỡ nợ, người dân lũ lượt kéo ra nước ngoài làm việc

Số hộ chiếu chính phủ Sri Lanka cấp trong sáu tháng đầu năm 2022 đạt gần 400.000, vượt quá tổng số cấp trong năm ngoái. Làn sóng người dân xin cấp hộ chiếu để ra nước ngoài làm việc, từ giúp việc nhà đến những công việc chuyên môn, đang dâng cao trong bối cảnh Sri Lanka vỡ nợ, kinh tế lụn bại dưới thời cựu tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Đồng rupee của nước này đã giảm giá gần 50% so với sáu tháng trước.

Đứt gãy chuỗi cung ứng sắp qua, người tiêu dùng Mỹ có thể thở phào

Lượng hàng hóa từ châu Á cập cảng Mỹ gia tăng, vận tải tàu biển cũng rút ngắn thời gian và giá cước đang giảm, hàng hóa lại tràn đầy các kệ siêu thị. Dường như khủng hoảng chuỗi cung ứng vốn hành người tiêu dùng Mỹ trong suốt hai năm qua sắp tan biến và nỗi lo lạm phát có thể dịu đi khi hàng hóa đầy ắp và có xu hướng rẻ hơn.

Các hãng chip dọa sẽ giảm quy mô đầu tư vào Mỹ

Các hãng chip Mỹ và châu Á cảnh báo rằng sẽ phải trì hoãn hoặc giảm quy mô các dự án đầu tư sản xuất chip trị giá hàng chục tỉ đô la tại Mỹ bởi quá trình thông qua Đạo luật CHIPS đang bị nghẽn ở Quốc hội Mỹ.

Singapore và Hồng Kông đứng đầu châu Á lĩnh vực 'bất động sản xanh'

Singapore và Hồng Kông vượt qua các thành phố châu Á khác trong nỗ lực thu hút nguồn vốn để hỗ trợ phát triển các dự án đô thị thân thiện với môi trường.

Hàng tồn kho đạt kỷ lục 1.800 tỉ đô la trên toàn cầu

Từ các tập đoàn đa ngành như Samsung đến hãng xe Ford, lượng hàng tồn kho đang tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng suy yếu trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Tình trạng này khiến các các công ty sẽ phải điều chỉnh sản xuất trước tình hình suy thoái kinh tế có dấu hiệu kéo dài.

Du lịch ASEAN mở rộng cửa đón khách và vẫn ngóng khách Trung Quốc

Đông Nam Á đã bãi bỏ hầu hết các quy định phòng chống Covid, mở rộng cửa đón du khách. Tuy nhiên, ASEAN vẫn rất thận trọng khi mở cửa đón khách bởi Singapore đã ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên. Còn Indonesia đã cảnh báo về khả năng những đợt bùng phát Covid mới trong vài tuần tới.

Châu Á dẫn đầu các thương vụ IPO khi thị trường toàn cầu co cụm

Số các công ty niêm yết mới (IPO) tại châu Á – Thái Bình Dương đã chậm lại đáng kể trong những tháng gần đây dù đã có khởi đầu ấn tượng hồi đầu năm. Theo dữ liệu của Dealogic, số thương vụ IPO trong quí 2-2022, tính đến ngày 14-6, chỉ đạt 356, giảm 31% so với cùng thời điểm năm ngoái. Riêng số vốn chỉ đạt 50,5 tỉ đô la, giảm 26%. Trong khi đó, các thương vụ trong quí đầu năm thu được số tiền cao hơn 18% so với cùng kỳ.

Thế giới cạnh tranh thu hút tài năng 'doanh nhân sáng tạo'

New Zealand đã thực hiện thí điểm chương trình Global Impact Visa (GIV) từ năm 2017 nhằm thu hút những tài năng mang lại những ảnh hưởng tích cực và rộng lớn trên toàn cầu. Giờ đây, Nhật Bản và nhiều nền kinh tế khác đang xem chương trình thị thực làm việc này như một mô hình mới thu hút các nhà sáng tạo và doanh nhân.

Startup công nghệ đào thải ồ ạt khi nguồn vốn dần cạn

Số lượng nhân viên bị sa thải tại các startup công nghệ trên toàn thế giới, phần lớn là Mỹ, đã tăng đến mức chưa từng có trong hơn hai năm qua. Điều này khẳng định một lần nữa rằng tình hình gọi vốn đang khó khăn hơn, nguồn vốn mạo hiểm không còn dồi dào và dễ dãi như trước.

Singapore Airlines xem trọng chiến lược mở các trung tâm hàng không ở nước ngoài

Singapore Airlines đang phối hợp với các đối tác quốc tế nhằm thiết lập các trung tâm hàng không (hub) mới ở nước ngoài sau khi dịch Covid đã đem lại những mối nguy lớn do hãng này không có thị trường bay nội địa.

Các đội bóng Nhật Bản biến sân vận động thành văn phòng cho thuê

Các đội bóng chày và bóng đá chuyên nghiệp ở Greater Tokyo (khu vực Tokyo mở rộng) đang tìm cách kiếm tiền khi biến các tòa nhà còn trống thành không gian văn phòng làm việc từ xa cho người hâm mộ. Hóa ra người dân Tokyo lại sẵn lòng bỏ tiền để được trải nghiệm không gian làm việc mới mẻ ở sân vận động.

Indonesia nối lại xuất khẩu dầu cọ từ ngày 23-5

Indonesia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ kéo dài hơn ba tuần kể từ thứ Hai 23-5, sớm hơn dự định năm tuần, sau các đợt biểu tình của nông dân địa phương và nguy cơ xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng tăng trưởng.

IMF nâng tỷ trọng nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ trong rổ tiền tệ chính

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong rổ tiền tệ quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Động thái này khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) ngay lập tức cam kết 'thúc đẩy mở cửa hơn nữa thị trường tài chính đại lục' khi nhân dân tệ đang nâng dần sức mạnh quốc tế.

Doanh nghiệp Mỹ tăng cường đề phòng rủi ro biến động tỷ giá khi đồng đô la tăng mạnh

Các doanh nghiệp Mỹ đang gia tăng nỗ lực bảo vệ lợi nhuận trước sự hồi phục không ngừng của đồng đô la, nhất là vào thời điểm giá của đồng đô xanh tăng lên mức cao nhất trong vài thập niên. Đồng đô la đã tăng khoảng 15% so với rổ tiền tệ chính trong năm qua nhờ vào sự hỗ trợ của phe 'diều hâu' trong Quỹ Dự trữ Liên bang (Fed) và căng thẳng địa chính trị gia tăng làm đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn khi là nơi trú ẩn an toàn của tài sản.

Làn sóng mới 'tuần làm bốn ngày'

Một cuộc khảo sát vào tháng 11-2021 của Đại học Reading tiết lộ rằng 68% trong số khoảng 500 nhà tuyển dụng đã áp dụng 'tuần làm việc bốn ngày' nói rằng cơ chế mới giúp tuyển dụng được nhân tài, trong khi 66% nói rằng cơ chế mới giúp giảm chi phí.

Dữ liệu lớn cho doanh nghiệp nhỏ với giá 40 đô la/tháng

Sử dụng dữ liệu lớn (big data) hay trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh hàng ngày vẫn là thách thức ngay cả với các tập đoàn lớn bởi chi phí vô cùng đắt. Nhưng nay tập đoàn SoftBank của Nhật Bản cung cấp dự báo khách hàng cho các nhà bán lẻ với chi phí thấp nhất là 40 đô la một tháng.

Thế giới đang đương đầu với khủng hoảng 'người tị nạn khí hậu'

Các hiện tượng thời tiết cực đoan có liên quan đến tình trạng nóng lên toàn cầu mỗi năm đã làm hàng chục triệu người phải bỏ nhà ra đi, tha phương cầu thực. Hiện số người tị nạn khí hậu đã nhiều gấp ba số người buộc phải rời khỏi quê hương do xung đột vũ trang.

Nhật Bản và Mỹ hợp tác sản xuất chất bán dẫn công nghệ tiên tiến

Nhật Bản và Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc hình thành chuỗi cung ứng các loại chip công nghệ tiên tiến trong bối cảnh đối đầu thương mại và công nghệ ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh.

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm sức bật mới ở nhân viên tuổi trung niên

Nhảy việc ở độ tuổi trung niên tại Nhật Bản bây giờ là mốt. Nhân viên tuổi trung niên giàu kinh nghiệm được săn đón vì được cho rằng sẽ giúp các công ty có sức bật mới trong thời hậu dịch.

Ba ngân hàng lớn nhất ASEAN suy giảm 10% lợi nhuận trong quí 1

Ba ngân hàng lớn nhất Singapore và Đông Nam Á đã nhấn mạnh những rủi ro bắt nguồn từ cuộc chiến Nga – Ukraine trong các báo cáo về lợi nhuận trong quí 1-2022. Mặc dầu các tiếp xúc hay làm ăn của ba ngân hàng với Nga là nhỏ, nhưng ảnh hưởng của cuộc chiến đối với thị trường tài chính tiền tệ đã giảm triển vọng trong các mảng sinh lợi nhuận, như quản lý tài sản của ba ngân hàng hàng đầu ASEAN.

Doanh nghiệp nước ngoài e ngại 'Zero Covid' của Trung Quốc hơn là chiến tranh

Cuộc chiến Ukraine không còn làm các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc lo lắng bằng chuyện nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, chuỗi cung ứng tiếp tục đứt gãy.

Ngành khách sạn Thái Lan đầu tư lớn bất chấp tác động của chiến tranh và Covid-19

Các khách sạn Thái Lan chi hàng tỉ đô la cho việc nâng cấp các khu nghỉ dưỡng mới bất chấp ảnh hưởng từ cuộc chiến ở Ukraine, du lịch toàn cầu chưa thể hồi phục hoàn toàn.