Sở Công thương nỗ lực nâng cao các chỉ số năng lực cấp tỉnh thuộc ngành quản lý

Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, các chỉ số năng lực cấp tỉnh của Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng tích cực, điều đó thể vai trò lãnh, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, sự tham mưu của các sở, ban ngành. Trong đó, Sở Công thương đã tích cực nỗ lực tham mưu, thực hiện các nội dung thuộc của ngành Công thương để cùng với tỉnh nâng cao các chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số chuyển đổi số (DIGITAL INDEX).

Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, Sở đã quán triệt công chức, viên chức (CCVC) thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện tốt phương án “5 tại chỗ” về giải quyết TTHC. Duy trì, phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn thực hiện đảm bảo các thủ tục hành chính liên thông. Cùng với đó, Sở tích cực xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CCVC, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng công vụ đối với công chức, viên chức của Sở, nhằm nâng cao chất lượng công vụ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hàng năm, Sở từng bước rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc bãi bỏ các TTHC; nâng cao nhận thức của CCVC trong thực thi công vụ; đầu tư mua sắp trang thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ công tác. Chuyển dần sang nền hành chính điện tử, số hóa.

Cán bộ Sở Công thương giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Cán bộ Sở Công thương giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Đối với chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), nội dung cung ứng dịch vụ công được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, Sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, để triển khai thực hiện cung ứng dịch vụ công đối với lĩnh vực CCHC thuộc ngành quản lý, tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân có hoạt động lĩnh vực công thương thực hiện dịch vụ công khi thanh toán phí, lệ phí thẩm định trên phần mềm của dịch vụ công theo quy định.

Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngành Công thương năm 2024; giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Huy động tối đa các nguồn lực vào thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ngành Công thương; đảm bảo duy trì, thường xuyên công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh đối với các sở, ban, ngành trong việc phối hợp thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch ngành Công thương.

Cán bộ Sở Công Thương tỉnh Hà Giang giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Cán bộ Sở Công Thương tỉnh Hà Giang giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Về chỉ số chuyển đổi số (DIGITAL INDEX), Sở thường xuyên phổ biến và quán triệt, tổ chức cho CBCC tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể CCVC người lao động trong ngành các thông tin, kiến thức về chuyển đổi số. Tổ chức làm việc với các huyện, thành phố về thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngành Công thương năm 2024, trong đó có nội dung về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng mô hình chợ 4.0. Đồng thời duy trì vận hành các hoạt động sàn thương mại điện tử của tỉnh. Triển khai cài đặt, khai thác và sử dụng hiệu quả ứng dụng công dân số Hà Giang trên thiết bị di động (theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 21.11.2023 của UBND tỉnh Hà Giang). Triển khai nền tảng trợ lý ảo cho cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan (theo công văn số 203/STTTT-CNHT ngày 4.3.2024 của Sở Thông tin và Truyền thông). Ứng dụng mạng xã hội Zalo để tạo các nhóm công tác nhằm trao đổi thông tin quản lý và điều hành được kịp thời và thuận tiện.

Cùng với đó, phát triển chính quyền số, xã hội số là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng, trong đó Sở đã phối hợp với VNPT Hà Giang đảm bảo đường truyền Internet nhằm kết nối mạng thường xuyên để truy cập vào các dịch vụ trực tuyến, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ các hoạt động quản lý. Triển khai sử dụng, khai thác thử nghiệm 3 phân hệ thông minh tỉnh Hà Giang và tổ chức tập huấn cho toàn thể CCVC và người lao động của Sở, đơn vị trực thuộc (Hệ thống báo cáo, Hệ thống chỉ đạo điều hành và Hệ thống họp không giấy tờ).

Chú trọng phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Duy trì vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng website, nâng cao trình độ để tham gia xúc tiến, quảng bá, trao đổi, mua, bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh và các trang thương mại điện tử. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Với nỗ lực trong thời gian qua, thời gian tới Sở Công thương sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được tỉnh giao để hoàn thiện hơn các chỉ số năng lực cấp tỉnh mà thuộc ngành Công thương quản lý thực hiện.

Bài, ảnh: Lê Lâm - Viên Sự

Nguồn Hà Giang: http://baohagiang.vn/kinh-te/cong-thuong-ha-giang/202407/so-cong-thuong-no-luc-nang-cao-cac-chi-so-nang-luc-cap-tinh-thuoc-nganh-quan-ly-3424b3d/