Sờ vào 'khối đá đỏ' ven biển, thất kinh thấy nó động đậy

Một người đàn ông đi bắt ốc đã vô tình 'hòn đá' kỳ lạ nằm lẫn trong đống rong rêu có màu đỏ rực rỡ. Tuy nhiên, khi chạm vào nó thì hóa ra đây lại là một sinh vật sống.

" Hòn đá" kỳ lạ nằm lẫn trong đống rong rêu khiến chàng trai cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Trên thân nó còn có nhiều đường gân và chấm gai nổi rất rõ ràng.

" Hòn đá" kỳ lạ nằm lẫn trong đống rong rêu khiến chàng trai cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Trên thân nó còn có nhiều đường gân và chấm gai nổi rất rõ ràng.

Tuy nhiên, khi tò mò động vào viên đá lạ này, nó lập tức động đậy và chạy trốn. Chàng trai lập tức cầm lên xem thì phát hiện đây là một sinh vật sống.

Tuy nhiên, khi tò mò động vào viên đá lạ này, nó lập tức động đậy và chạy trốn. Chàng trai lập tức cầm lên xem thì phát hiện đây là một sinh vật sống.

Đây thực chất là ốc song kính chiếc ủng, có tên khoa học là Cryptochiton stelleri. Tên của nó được đặt theo tên của Georg Wilhelm Steller, một nhà động vật học người Đức ở thế kỷ 18 cũng là người đã tìm ra loài sinh vật này.

Đây thực chất là ốc song kính chiếc ủng, có tên khoa học là Cryptochiton stelleri. Tên của nó được đặt theo tên của Georg Wilhelm Steller, một nhà động vật học người Đức ở thế kỷ 18 cũng là người đã tìm ra loài sinh vật này.

Loài ốc này được mệnh danh là “miếng thịt di động”, xuất phát từ cơ thể màu nâu đỏ trông giống miếng thịt bò được cắt ra và chuẩn bị cho vào chảo để làm món bít-tết.

Loài ốc này được mệnh danh là “miếng thịt di động”, xuất phát từ cơ thể màu nâu đỏ trông giống miếng thịt bò được cắt ra và chuẩn bị cho vào chảo để làm món bít-tết.

Ốc song kính chiếc ủng thường có màu đỏ, nâu và cam. Mặt dưới của nó có màu vàng hoặc cam và bao gồm một chân lớn tương tự các động vật thân mềm khác như ốc sên, với mang nằm trên một rãnh cạnh rìa ngoài của chân.

Ốc song kính chiếc ủng thường có màu đỏ, nâu và cam. Mặt dưới của nó có màu vàng hoặc cam và bao gồm một chân lớn tương tự các động vật thân mềm khác như ốc sên, với mang nằm trên một rãnh cạnh rìa ngoài của chân.

Như các loài cùng chi Cryptochiton, ốc song kính chiếc ủng có tám miếng vỏ giáp nằm dọc theo phần lưng. Nhưng không như nhiều họ hàng của mình, vỏ của chúng hoàn toàn bị che khuất dưới lớp da.

Như các loài cùng chi Cryptochiton, ốc song kính chiếc ủng có tám miếng vỏ giáp nằm dọc theo phần lưng. Nhưng không như nhiều họ hàng của mình, vỏ của chúng hoàn toàn bị che khuất dưới lớp da.

Trong tự nhiên, ốc song kính chiếc ủng sống dọc vùng ven biển nhiều đá gồ ghề ở Bắc Thái Bình Dương từ Trung California đến Alaska, qua quần đảo Aleut đến bán đảo Kamchatka và về phía Nam đến Nhật Bản.

Trong tự nhiên, ốc song kính chiếc ủng sống dọc vùng ven biển nhiều đá gồ ghề ở Bắc Thái Bình Dương từ Trung California đến Alaska, qua quần đảo Aleut đến bán đảo Kamchatka và về phía Nam đến Nhật Bản.

Chúng thường bám trên đá, di chuyển chậm chạp để tìm thức ăn là tảo, thứ mà chúng cạo ra từ đá nhờ một hệ thống răng rất cứng có thể co rụt linh hoạt.

Chúng thường bám trên đá, di chuyển chậm chạp để tìm thức ăn là tảo, thứ mà chúng cạo ra từ đá nhờ một hệ thống răng rất cứng có thể co rụt linh hoạt.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, sở dĩ chúng làm được vậy là do răng của chúng chứa một loại khoáng chất quý hiếm chỉ có trong đá, mang tên santabarbaraite.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, sở dĩ chúng làm được vậy là do răng của chúng chứa một loại khoáng chất quý hiếm chỉ có trong đá, mang tên santabarbaraite.

Những chiếc răng được bao phủ bởi khoáng chất này và tạo thành loại răng cứng nhất được biết đến cho đến nay, vì vậy, chúng có thể dễ dàng cạo tảo khỏi đá.

Những chiếc răng được bao phủ bởi khoáng chất này và tạo thành loại răng cứng nhất được biết đến cho đến nay, vì vậy, chúng có thể dễ dàng cạo tảo khỏi đá.

Loài động vật thân mềm này có thể sống đến 40 năm. Chúng có ít kẻ thù tự nhiên, phổ biến nhất nhất là ốc Ocenebra lurida. Dù vậy, loài thiên địch này cũng chỉ có thể ăn phần da mềm bên ngoài của ốc song kính chiếc ủng.

Loài động vật thân mềm này có thể sống đến 40 năm. Chúng có ít kẻ thù tự nhiên, phổ biến nhất nhất là ốc Ocenebra lurida. Dù vậy, loài thiên địch này cũng chỉ có thể ăn phần da mềm bên ngoài của ốc song kính chiếc ủng.

Với con người, ốc song kính chiếc ủng có thể được sử dụng như một loại hải sản. Các thổ dân châu Mỹ và người gốc Nga tại Đông Nam Alaska dùng chúng như một món ăn thường ngày. Dù vậy, không phải ai cũng thích ăn vì thịt của chúng quá dai.

Với con người, ốc song kính chiếc ủng có thể được sử dụng như một loại hải sản. Các thổ dân châu Mỹ và người gốc Nga tại Đông Nam Alaska dùng chúng như một món ăn thường ngày. Dù vậy, không phải ai cũng thích ăn vì thịt của chúng quá dai.

Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/so-vao-khoi-da-do-ven-bien-that-kinh-thay-no-dong-day-1585490.html