Sốc: Sau khi rút quân, Mỹ điều máy bay tấp nập tới châu Âu

Quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai các máy bay chiến đấu F-16, F-15 và máy bay ném bom hạt nhân B-52 để đối mặt với Nga ở châu Âu.

Không quân Mỹ đã triển khai một loạt máy bay chiến đấu tới các vị trí quan trọng ở châu Âu giữa căng thẳng với Nga và sau nhiều cảnh báo từ các nhà lãnh đạo NATO cho rằng, Moscow có thể đang lên kế hoạch xâm lược nước láng giềng Ukraine.

Không quân Mỹ đã triển khai một loạt máy bay chiến đấu tới các vị trí quan trọng ở châu Âu giữa căng thẳng với Nga và sau nhiều cảnh báo từ các nhà lãnh đạo NATO cho rằng, Moscow có thể đang lên kế hoạch xâm lược nước láng giềng Ukraine.

Theo các báo cáo vào ngày 10/2 vừa qua, lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của các máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C/D Eagle được triển khai đến căn cứ không quân Lask ở Ba Lan, để thực hiện nhiệm vụ ở vùng Baltic.

Theo các báo cáo vào ngày 10/2 vừa qua, lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của các máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C/D Eagle được triển khai đến căn cứ không quân Lask ở Ba Lan, để thực hiện nhiệm vụ ở vùng Baltic.

Máy bay được triển khai với số lượng tương đối nhỏ, nhưng được trang bị tên lửa không đối không AIM-120 phù hợp với vai trò không chiến. F-15 đã phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1976, với biến thể C/D được đưa vào hoạt động từ khoảng năm 1980.

Máy bay được triển khai với số lượng tương đối nhỏ, nhưng được trang bị tên lửa không đối không AIM-120 phù hợp với vai trò không chiến. F-15 đã phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1976, với biến thể C/D được đưa vào hoạt động từ khoảng năm 1980.

Một tuyên bố của Bộ Tư lệnh Không quân NATO lưu ý về việc triển khai F-15 rằng, "Các máy bay chiến đấu bổ sung sẽ tăng cường sự sẵn sàng và khả năng răn đe, cũng như phòng thủ của Liên minh khi Nga tiếp tục tập trung quân đội xung quanh Ukraine".

Một tuyên bố của Bộ Tư lệnh Không quân NATO lưu ý về việc triển khai F-15 rằng, "Các máy bay chiến đấu bổ sung sẽ tăng cường sự sẵn sàng và khả năng răn đe, cũng như phòng thủ của Liên minh khi Nga tiếp tục tập trung quân đội xung quanh Ukraine".

Đợt triển khai máy bay chiến đấu thứ hai được công bố vào ngày 11/2 cho thấy F-16 cũng bắt đầu được triển khai tới Romania. Các hình ảnh cho thấy đơn vị F-16 được trang bị tên lửa AIM-120 thật, trái ngược với hình ảnh tên lửa trơ thường được sử dụng trong huấn luyện, cho thấy mức độ sẵn sàng tác chiến cao.

Đợt triển khai máy bay chiến đấu thứ hai được công bố vào ngày 11/2 cho thấy F-16 cũng bắt đầu được triển khai tới Romania. Các hình ảnh cho thấy đơn vị F-16 được trang bị tên lửa AIM-120 thật, trái ngược với hình ảnh tên lửa trơ thường được sử dụng trong huấn luyện, cho thấy mức độ sẵn sàng tác chiến cao.

Những chiếc máy bay F-16 này thuộc phi đội chiến đấu số 52 và được triển khai từ Đức. F-16 là loại máy bay chiến đấu được sử dụng rộng rãi nhất trong Không quân Mỹ và NATO, chiếc máy bay này nhẹ hơn so với các loại máy bay chiến đấu của Không quân Nga.

Những chiếc máy bay F-16 này thuộc phi đội chiến đấu số 52 và được triển khai từ Đức. F-16 là loại máy bay chiến đấu được sử dụng rộng rãi nhất trong Không quân Mỹ và NATO, chiếc máy bay này nhẹ hơn so với các loại máy bay chiến đấu của Không quân Nga.

Khả năng hoạt động của máy bay F-16 trên các chiến trường thế kỷ 21 liên tục bị các quan chức quân sự Mỹ và đồng minh đặt ra câu hỏi, một số tuyên bố cho rằng F-16 sẽ lỗi thời vào năm 2024. Tuy nhiên những chiếc F-35 vẫn chưa thể sẵn sàng chiến đấu đã buộc Không quân Mỹ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào F-16.

Khả năng hoạt động của máy bay F-16 trên các chiến trường thế kỷ 21 liên tục bị các quan chức quân sự Mỹ và đồng minh đặt ra câu hỏi, một số tuyên bố cho rằng F-16 sẽ lỗi thời vào năm 2024. Tuy nhiên những chiếc F-35 vẫn chưa thể sẵn sàng chiến đấu đã buộc Không quân Mỹ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào F-16.

Máy bay chiến đấu F-16 bị đánh giá là có tầm bay ngắn hơn, độ bền thấp hơn, bộ cảm biến nhỏ hơn và hiệu suất bay yếu hơn so với F-15 hoặc so với các máy bay chiến đấu tiền tuyến của Nga như Su-30SM hoặc Su-35.

Máy bay chiến đấu F-16 bị đánh giá là có tầm bay ngắn hơn, độ bền thấp hơn, bộ cảm biến nhỏ hơn và hiệu suất bay yếu hơn so với F-15 hoặc so với các máy bay chiến đấu tiền tuyến của Nga như Su-30SM hoặc Su-35.

Việc triển khai tiếp các máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ diễn ra khi Nga đã triển khai lại các máy bay hiệu suất cao như Su-35, từ các vùng xa xôi phía đông tới Belarus, đồng thời triển khai các máy bay phản lực Su-30SM2 mới được đưa vào sử dụng tại Kaliningrad.

Việc triển khai tiếp các máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ diễn ra khi Nga đã triển khai lại các máy bay hiệu suất cao như Su-35, từ các vùng xa xôi phía đông tới Belarus, đồng thời triển khai các máy bay phản lực Su-30SM2 mới được đưa vào sử dụng tại Kaliningrad.

Lần triển khai thứ ba và đáng chú ý nhất của Không quân Mỹ là các máy bay ném bom chiến lược hạt nhân B-52H từ Bắc Dakota đến Vương quốc Anh, với bốn máy bay ném bom thuộc Phi đội ném bom số 69. Tham gia cùng còn có các máy bay tiếp dầu hỗ trợ và một chiếc C-5M Galaxy vận chuyển mang theo thiết bị và nhân viên liên quan.

Lần triển khai thứ ba và đáng chú ý nhất của Không quân Mỹ là các máy bay ném bom chiến lược hạt nhân B-52H từ Bắc Dakota đến Vương quốc Anh, với bốn máy bay ném bom thuộc Phi đội ném bom số 69. Tham gia cùng còn có các máy bay tiếp dầu hỗ trợ và một chiếc C-5M Galaxy vận chuyển mang theo thiết bị và nhân viên liên quan.

Có từ những năm 50 của thế kỉ trước, B-52 được đưa vào sử dụng với số lượng lớn hơn bất kỳ máy bay ném bom nào khác của phương Tây, với tần suất hoạt động cao và khả năng tấn công hạt nhân từ trên không bằng một loạt tên lửa hành trình tiên tiến.

Có từ những năm 50 của thế kỉ trước, B-52 được đưa vào sử dụng với số lượng lớn hơn bất kỳ máy bay ném bom nào khác của phương Tây, với tần suất hoạt động cao và khả năng tấn công hạt nhân từ trên không bằng một loạt tên lửa hành trình tiên tiến.

Máy bay B-52 cũng có thể sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác phi hạt nhân và có thể tấn công mục tiêu từ bên ngoài phạm vi phòng không của đối phương.

Máy bay B-52 cũng có thể sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác phi hạt nhân và có thể tấn công mục tiêu từ bên ngoài phạm vi phòng không của đối phương.

Các máy bay ném bom B-52 có thể tấn công các mục tiêu trên phần lớn lãnh thổ nước Nga bằng đầu đạn hạt nhân, mà không cần di chuyển đến gần không phận Nga. Hành động này được cho là tín hiệu mạnh mẽ mà Mỹ muốn gửi tới Moscow.

Các máy bay ném bom B-52 có thể tấn công các mục tiêu trên phần lớn lãnh thổ nước Nga bằng đầu đạn hạt nhân, mà không cần di chuyển đến gần không phận Nga. Hành động này được cho là tín hiệu mạnh mẽ mà Mỹ muốn gửi tới Moscow.

Tuy nhiên, các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tấn công của Nga cũng có khả năng tấn công tầm xa, có khả năng sẽ khiến các sân bay chứa B-52 trở thành mục tiêu ưu tiên trong trường hợp xung đột.

Tuy nhiên, các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tấn công của Nga cũng có khả năng tấn công tầm xa, có khả năng sẽ khiến các sân bay chứa B-52 trở thành mục tiêu ưu tiên trong trường hợp xung đột.

Việc triển khai thêm máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ khiến căng thẳng tiếp tục leo thang. Đồng thời giới chuyên gia quân sự cho rằng điều này sẽ khiến Không quân Mỹ phải phân tán lực lượng trên các mặt trận khác và phải tốn nhiều chi phí trong việc duy trì lực lượng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc triển khai thêm máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ khiến căng thẳng tiếp tục leo thang. Đồng thời giới chuyên gia quân sự cho rằng điều này sẽ khiến Không quân Mỹ phải phân tán lực lượng trên các mặt trận khác và phải tốn nhiều chi phí trong việc duy trì lực lượng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/soc-sau-khi-rut-quan-my-dieu-may-bay-tap-nap-toi-chau-au-1662707.html