Ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk của Hải quân Nga, bị tại nạn và chìm trong một cuộc tập trận của Hạm đội Phương Bắc, ở độ sâu 108 mét tại Biển Barents, cướp đi sinh mạng của tất cả 118 thành viên thủy thủ đoàn.
K-141 Kursk là một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar-II của Hải quân Nga; tàu được đặt theo tên thành phố Kursk của Nga, nơi đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự. Đây cũng là chiếc tàu ngầm đầu tiên, được hoàn thành sau khi Liên Xô sụp đổ, và được biên chế vào Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga.
Vào tháng 8/2000, tàu ngầm Kursk tham gia một cuộc diễn tập hải quân lớn của Hạm đội Biển Bắc tại khu vực tại Biển Baren. Đây cũng là cuộc diễn tập hải quân lớn nhất của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Cuộc diễn tập có sự tham gia của bốn tàu ngầm tấn công, tàu chỉ huy hạm đội Pyotr Đại đế và một đội tàu nhỏ hơn.
Nhiệm vụ của tàu ngầm Kursk là thực hiện phóng ngư lôi giả vào chiếc Pyotr Đại đế; lúc 11 giờ 28 phút, ngày 12/8/2000, có một vụ nổ xảy ra trên tàu trong khi đang chuẩn bị phóng ngư lôi; theo kết quả điều tra sau này cho thấy, nguyên nhân của vụ nổ là do rò rỉ hydro peroxide, là chất đẩy của ngư lôi trên tàu ngầm Kursk.
Vụ nổ hóa chất với sức mạnh tương đương 100-250 kg TNT làm chiếc tàu ngầm 4 tầng này chìm xuống độ sâu 108 mét. Một vụ nổ thứ hai cách sau đó 135 giây, tương đương với sức nổ của 3-7 tấn TNT, làm thổi bay những mảnh vỡ lớn xuyên qua tàu ngầm.
Vụ tai nạn đã làm toàn bộ 108 thủy thủ đoàn thiệt mạng và đây là một trong những mất mát bi thảm nhất trong lịch sử Hải quân Nga. Từ trước tới nay, nguyên nhân chính thức gây nên thảm kịch, vẫn được Nga công bố là do một vụ nổ ngư lôi trên tàu.
Nhưng vào ngày 22/11, Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nga RIA Novosti, Đô đốc Vyacheslav Popov, khi đó là Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc cho biết: “Tàu ngầm Kursk bị chìm là do va chạm với tàu ngầm của NATO".
Theo Popov, ông không chỉ chắc chắn rằng điều này xảy ra do hành động của thủy thủ đoàn tàu ngầm nước ngoài, mà còn gần như chắc chắn biết tên của tàu ngầm, hành động của người chỉ huy dẫn đến cái chết của tàu ngầm Kursk.
Đáng chú ý là có ba tàu ngầm của đối phương đã thực sự bám theo các tàu ngầm Nga; tuy nhiên, các tàu ngầm đáng lẽ phải ở một khoảng cách đảm bảo an toàn, nhưng có một số câu hỏi đặt ra, là tại sao tàu ngầm Kursk, lại cho phép “tàu lạ” tiếp cận và đâm vào tàu ngầm của Nga?
Cựu Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc Hải quân Nga khẳng định, ông biết chắc tới 90% tên của chiếc tàu ngầm nước ngoài kia, nhưng không thể đăng tải thông tin công khai để bảo vệ cho các tuyên bố của mình và cho rằng, chiếc tàu ngầm NATO đã bám theo tàu ngầm Kursk, nhưng tiếp cận quá gần hoặc “do di chuyển của tàu ngầm Kursk dẫn tới mất liên lạc”.
Theo ông Popov, các tín hiệu SOS được phát hiện ban đầu không phải do tàu ngầm Nga phát ra, mà chính từ tàu ngầm của NATO. Cùng lúc đó, lực lượng không quân chống ngầm Nga, đang hoạt động trong khu vực tìm kiếm cứu nạn, đã tìm thấy chiếc tàu ngầm giống hệt chiếc tàu ngầm này ở ngoài khơi Na Uy, nơi đã xảy ra vụ chìm tàu ngầm Nga.
Đô đốc Hải quân Nga nhấn mạnh, tàu ngầm nước ngoài đã bị hư hại sau khi đâm phải tàu ngầm Kursk và cũng để lại hậu quả từ vụ nổ sau đó. Đáng chú ý là chiếc tàu ngầm của NATO bị nghi ngờ đâm vào chiếc tàu Kursk, đang làm nhiệm vụ do thám tàu chiếc tàu Kursk; nhưng Popov đã không trích dẫn tên của nó do thiếu bằng chứng xác thực.
“Chiếc tàu nước ngoài vẫn lưu lại hiện trường trong một khoảng thời gian nhưng sau đó khôi phục được khả năng di chuyển và đi về căn cứ. Hành trình này của nó cũng đã được ghi lại bởi một máy bay chống ngầm của chúng tôi ở ngoài khơi bờ biển Na Uy”, Đô đốc Popov cho biết.
Cựu Tư lệnh Hạm đội phương Bắc nhấn mạnh, các cuộc tập trận của lực lượng này vào tháng 8/2000 diễn ra ở cả lãnh hải của Nga và vùng biển trung lập. Theo Đô đốc Popov, trong suốt các cuộc tập trận của hạm đội, luôn có ba tàu ngầm nước ngoài trinh sát để thu thập thông tin.
Tin tức trên truyền thông Nga và cả báo chí nước ngoài đều xác định đã có 3 tàu ngầm hạt nhân, gồm USS Memphis, USS Toledo (Hải quân Mỹ) và HMS Splendid (Hải quân Hoàng gia Anh) xuất hiện ở trong khu vực tập trận của Hạm đội phương Bắc.
Bộ Quốc phòng Nga đã yêu cầu Lầu Năm Góc kiểm tra tàu Memphis và tàu Toledo, nhưng bị từ chối với lý do “tất cả các tàu ngầm này đều đang hoạt động bình thường”. Câu trả lời tương tự cũng được phía London đưa ra.
Nhưng cũng cần phải khẳng định chắc chắn rằng, vụ nổ ngư lôi trên tàu ngầm hạt nhân Nga thực sự đã xảy ra; nhưng có một vết lõm ở mạn phải của tàu Kursk, gần chỗ của ống phóng ngư lôi; đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ nổ mạnh xảy ra. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tiến Minh