Sóc Trăng rộn ràng chờ khai hội Oóc Om Bóc – đua ghe ngo 2020

Lễ hội Oóc Om Bóc – đua ghe ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng sẽ diễn ra trong hai ngày 30 và 31-10.Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang lần 6 khai mạc vào 28-11Bốn điểm du lịch xanh ở Tây Ninh cho người yêu thiên nhiênĐua ghe ngo ở Sóc Trăng. Ảnh: UBND tỉnh Hà NamTheo Thông tấn xã Việt Nam, Sóc Trăng là một trong những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống tại Nam bộ. Đây cũng là địa phương duy trì, phát triển tốt bộ môn đua ghe ngo truyền thống của đồng bào. Lễ hội Oóc Om Bóc – đua ghe ngo của đồng bào Khmer được tỉnh Sóc Trăng duy trì hàng năm, là ngày hội chung của 3 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, chiếc ghe ngo giữ vai trò, vị trí quan trọng về mặt tâm linh, là tài sản quý giá, thiêng liêng, là bộ mặt của ngôi chùa và bổn sóc. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, là tài sản quý của cả phum sóc (đơn vị hành chính cư trú của người Khmer), được bảo quản cẩn thận tại chùa.Trước kia, mỗi năm, ghe ngo được hạ thủy một lần vào ngày Lễ hội Oóc Om Bóc. Ghe ngo có chiều dài khoảng 22-26m, mỗi ghe có từ 50-60 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt.Ngày nay, ghe ngo đã được cải tiến, đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại. Mũi và lái của ghe ngo đều cong, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho các sóc, trên chiếc ghe được vẽ theo các hoa văn truyền thống của đồng bào Khmer như hoa lửa, hoa nước, hoa văn Angkor… Giữa lườn ghe được đặt 2 cây dài, gọi là cây cần câu ghe (thường là cây tràm lâu năm do có độ dẻo cao) nhằm giữ thăng bằng và giúp cho ghe có sức bật tốt khi bơi.Năm nay, cùng với hoạt động chính là giải đua ghe ngo, tại lễ hội còn có các hoạt động như: Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tỉnh Sóc Trăng; tổ chức kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù Kê; công bố quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gia

(SGTTO) – Lễ hội Oóc Om Bóc – đua ghe ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng sẽ diễn ra trong hai ngày 30 và 31-10.

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang lần 6 khai mạc vào 28-11
Bốn điểm du lịch xanh ở Tây Ninh cho người yêu thiên nhiên

Đua ghe ngo ở Sóc Trăng. Ảnh: UBND tỉnh Hà Nam

Theo Thông tấn xã Việt Nam, Sóc Trăng là một trong những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống tại Nam bộ. Đây cũng là địa phương duy trì, phát triển tốt bộ môn đua ghe ngo truyền thống của đồng bào. Lễ hội Oóc Om Bóc – đua ghe ngo của đồng bào Khmer được tỉnh Sóc Trăng duy trì hàng năm, là ngày hội chung của 3 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, chiếc ghe ngo giữ vai trò, vị trí quan trọng về mặt tâm linh, là tài sản quý giá, thiêng liêng, là bộ mặt của ngôi chùa và bổn sóc. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, là tài sản quý của cả phum sóc (đơn vị hành chính cư trú của người Khmer), được bảo quản cẩn thận tại chùa.

Trước kia, mỗi năm, ghe ngo được hạ thủy một lần vào ngày Lễ hội Oóc Om Bóc. Ghe ngo có chiều dài khoảng 22-26m, mỗi ghe có từ 50-60 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt.

Ngày nay, ghe ngo đã được cải tiến, đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại. Mũi và lái của ghe ngo đều cong, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho các sóc, trên chiếc ghe được vẽ theo các hoa văn truyền thống của đồng bào Khmer như hoa lửa, hoa nước, hoa văn Angkor… Giữa lườn ghe được đặt 2 cây dài, gọi là cây cần câu ghe (thường là cây tràm lâu năm do có độ dẻo cao) nhằm giữ thăng bằng và giúp cho ghe có sức bật tốt khi bơi.

Năm nay, cùng với hoạt động chính là giải đua ghe ngo, tại lễ hội còn có các hoạt động như: Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tỉnh Sóc Trăng; tổ chức kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù Kê; công bố quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm và múa Rom Vong của người Khmer tỉnh Sóc Trăng; phục dựng lễ cúng trăng…

Quỳnh Châu

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/soc-trang-ron-rang-cho-khai-hoi-ooc-om-boc-dua-ghe-ngo-2020/