Theo đại sứ quán Belarus tại Nga cho biết, trong số những người thiệt mạng sau vụ tai nạn máy bay, có sự xuất hiện của 3 công dân Belarus.
Trước đó, Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cũng cho biết, vận tải cơ An-12 đã biến mất khỏi màn hình radar từ lúc 14h50 (theo giờ địa phương), khi đang trên hành trình di chuyển từ Yakutsk đến Irkutsk ngày 3/11, vào lúc chuẩn bị hạ cánh tại Irkutsk, máy bay này đã bốc cháy khi tiếp đất.
Theo thông tin được xác nhận, khi xảy ra tai nạn, có sự xuất hiện của 5 thành viên phi hành đoàn và 2 người khác.
Theo các thông cáo, nguyên nhân dẫn đến sự việc này được cho là do lỗi kỹ thuật trên vận tải cơ, đi kèm đó là gặp ảnh hưởng do điều kiện thời tiết xấu. Hiện nay, Nga vẫn tiếp tục điều tra kĩ lưỡng vấn đề này.
Chi tiết về An-12, đây là một loại vận tải cơ của Nga từ thời Liên Xô cũ, trong hơn 3 thập kỷ, An-12 đã giữ nhiệm vụ là một vận tải cơ chuyển hàng hóa quân dụng và lính nhảy dù tiêu chuẩn, thuộc Lực lượng Không quân Liên Xô.
Antonov An-12 là một máy bay vận tải dân dụng và quân sự, được phát triển bởi hãng Antonov với số lượng tương đối lớn, tính đến nay đã có sự xuất hiện của 1.248 chiếc.
Vận tải cơ này được phát triển từ tiền thân An-8, là một phiên bản quân sự của vận tải cơ dân dụng An-10. Nguyên mẫu đầu tiên của vận tải cơ này được thực hiện bay thử vào tháng 12/1957, chính thực nhập biên chế Nga vào năm 1959 thời Liên Xô cũ.
Trong quân sự, vận tải cơ này được sử dụng chủ yếu trong các công tác khác nhau như vận chuyển thiết bị, cho tới việc tìm kiếm – cứu nạn. Sử dụng đáng kể nhất trong giai đoạn cuộc Chiến tranh Liên Xô – Afghanistan.
Vận tải cơ An-12 được thiết kế với chiều dài thân là 33.1m, sải cánh rộng 38m và chiều cao đạt 10.53m. Máy bay này được thiết kế để có tải trọng cất cánh tối đa đạt tới 61.000kg, trong đó có 20.000kg sức tải.
Với 20.000kg sức tải, An-12 có thể mang theo mình tối đa là 100 lính nhảy dù tiêu chuẩn, hoặc có sự xuất hiện của xe bọc thép BMD-1 thay thế bớt lính nhảy dù. Và để vận hành vận tải cơ này sẽ có sự xuất hiện của 5 phi hành đoàn đảm bảo.
Để sử dụng trong việc vận chuyển, chắc chắn An-12 cũng phải có sự linh hoạt và cơ động nhất định. Chính vì vậy, trên vận tải cơ này được trang bị tới 4 bộ động cơ phản lực cánh quạt Ivchenko AL-20L mạnh mẽ, đảm bảo cho vận tải cơ này đạt tốc độ tối đa là 660km/h.
Phạm vi bay tối đa của An-12 đạt tới 5.700km, với trần bay phục vụ không quá cao, chỉ đạt tới nhỉnh 10.000m một chút.
Về vũ trang, trên vận tải cơ này cũng được trang bị 2 khẩu pháo Nudeman-Rikhter NR-23 cỡ nòng 23mm để tự vệ, chống trả lại các sự tấn công nhắm về nó khi đối phương muốn triển khai đánh chặn trên không.
Và tính đến nay, đã có sự góp mặt của tới hơn 50 quốc gia từng là các nhà khai thác sở hữu vận tải cơ An-12 của Nga từ thới Liên Xô cũ cho tới nay. Và AN-12 cũng được coi như một biểu tượng sức mạnh vận tải quân sự một thời.
Có thể nói, việc xảy ra tai nạn vừa rồi của An-12 là rất đáng tiếc, nhưng có lẽ một phần, lí do có thể do tuổi đời của vận tải cơ này đã khá lớn, khi tính đến nay, đã là hơn 60 năm phục vụ của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Antonov An-22 - vận tải cơ sử đụng động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới. Nguồn: Iz.
Minh Hoàng