Sỏi thận từ ăn uống mà ra, 3 lý do khiến căn bệnh này 'không mời mà đến'
Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận ngày càng gia tăng.
Ảnh hưởng rõ ràng nhất mà sỏi thận gây ra là những cơn đau dữ dội. Đồng thời, nó cũng gây ra các vấn đề về tiểu tiện như tiểu gấp, thậm chí 1 số trường hợp có thể phát triển thành suy thận nặng. Vì vậy, việc nhận biết và phòng ngừa sỏi thận là vô cùng cần thiết.
Sỏi thận có hình dạng như quả cầu tuyết. Trong quá trình hình thành nước tiểu, một số tinh thể tạo sỏi, phát triển và kết tụ trong ống thận, dần dần trở thành các hạt lớn hơn. Khi kích thước các hạt này quá lớn, không thể bài tiết qua nước tiểu thì chúng có xu hướng đọng lại trong thận hoặc ống thận, làm tắc nghẽn ống thận, từ đó tạo thành tắc mạch. Khi đó, ống thận bị tắc nghẽn và càng làm trầm trọng thêm sự hình thành sỏi.
Sự hình thành sỏi thận đã trải qua một loạt các quá trình sinh lý phức tạp như bão hòa nước tiểu, kết tụ tinh thể và kết tủa, nên nó còn được hiểu như là một bệnh chuyển hóa mãn tính. Và một số nguyên nhân dưới đây chính là “thủ phạm” đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi thận.
Cơ thể thiếu nước làm kết sỏi dễ dàng. Bệnh nhân mắc loại sỏi thận này thường do tính chất công việc nên ít khi uống nước, chờ tới khi rất khát mới uống dẫn đến lượng nước uống vào không đủ. Ngoài ra, những người làm việc ở nơi có nhiệt độ cao cũng là đối tượng mà căn bệnh này nhắm đến.
Bên cạnh đó, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều protein động vật, hàm lượng canxi, oxalate và urat trong niệu đạo sẽ tăng lên, do đó làm tăng nguy cơ sỏi canxi hoặc sỏi axit uric. Ngược lại, khi hấp thụ cùng một lượng protein thực vật thì nguy cơ mắc sỏi thận sẽ nhỏ hơn.
Cần lưu ý rằng, sỏi thận không chỉ là những biến đổi bệnh lý tại chỗ mà nó còn liên quan mật thiết với các bệnh nền toàn cơ thể như béo phì, đái tháo đường type 2 hay rối loạn điều hòa glucose, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp,… Từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa, gây sỏi thận, thậm chí là bệnh thận mãn tính, đồng thời những căn bệnh kể trên có thể làm tăng tỷ lệ tái phát sỏi thận.
Trường hợp bị chẩn đoán sỏi thận cũng không cần quá lo lắng, có thể xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể dựa trên các yếu tố như kích thước, vị trí, số lượng sỏi cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị sỏi thận
Các phương pháp phẫu thuật điều trị sỏi thận phổ biến hiện nay là: tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích, tán sỏi nội soi niệu quản và tán sỏi thận qua da. Trong đó tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích được sử dụng rộng rãi nhất, nguyên lý của nó là sử dụng sóng âm thanh năng lượng cao truyền để phá vỡ sỏi trong cơ thể, phù hợp với những bệnh nhân bị sỏi ở đường tiết niệu mà không bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp phẫu thuật nào tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ dựa trên tình trạng sỏi.
Ngăn ngừa sỏi thận
Do sỏi thận có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống hằng ngày nên để giảm sự xuất hiện của sỏi cũng cần bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống.
Trước hết, chú ý uống nhiều nước, mỗi ngày uống không dưới 2,5 lít nước , uống ít và nhiều lần. Điều này sẽ giúp làm loãng nước tiểu, giảm lắng đọng tinh thể hình thành sỏi và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi nhỏ (dưới 0,6 cm) đi qua. Đồng thời, bạn có thể thường xuyên ăn dưa hấu, loại quả này có tác dụng lợi tiểu.
Thứ hai, bệnh nhân bị sỏi thận nên tránh ăn quá nhiều thịt giàu đạm động vật, thực phẩm chế biến nhiều muối và thực phẩm ngâm chua, đặc biệt nên ăn ít thực phẩm giàu axit oxalic như đậu, củ dền, rau chân vịt, bắp cải, quả mơ, quả anh đào, nho,…
Nói chung, nguyên nhân gây ra sỏi thận tương đối phức tạp, phòng ngừa sỏi thận nên bắt đầu từ việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ và điều trị y tế kịp thời.