'Soi' tọa độ kết nối 3 thành phố tại khu Đông TP.HCM

Nút giao Tân Vạn được đánh giá là nút giao lớn nhất, phức tạp nhất Vành đai 3 với mức kinh phí đầu tư hoàn chỉnh hơn 1.800 tỷ đồng. Dự án đóng vai trò là cửa ngõ giao thương tại khu Đông, kết nối TP.HCM, Dĩ An và Biên Hòa.

Dự án khởi công vào tháng 5/2024 và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12/2026, do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.

Quy hoạch đa tầng, kết nối linh hoạt liên vùng

Thuộc gói thầu XL1, nút giao Tân Vạn có chiều dài khoảng 2,4km với thiết kế 3 tầng và 5 nhánh cầu. Dự án tiếp giáp trực tiếp với 6 tuyến giao thông lớn tại khu Đông gồm: Xa lộ Hà Nội, tuyến Metro số 1, tuyến Vành Đai 3, đường ĐT 743A (đoạn 3), đường ĐT 743A (đoạn 4) và đường Nguyễn Xiển.

Trong đó, Xa lộ Hà Nội (nay là đường Võ Nguyên Giáp) đóng vai trò là trục xuyên tâm quan trọng nhất của TP.HCM, nối liền khu Đông với trung tâm thành phố và mở rộng hướng đi khu Tây thông qua đại lộ Võ Văn Kiệt. Chưa kể, sự hiện diện của tuyến Metro số 1 ngày càng khẳng định vai trò trục xương sống của Xa lộ Hà Nội trong mạng lưới giao thông đô thị TP.HCM.

Bản đồ nút giao Tân Vạn và tuyến Vành Đai 3

Bản đồ nút giao Tân Vạn và tuyến Vành Đai 3

Trong khi đó, đường Vành Đai 3 là tuyến giao thông liên vùng chiến lược, kết nối trực tiếp TP.HCM, Biên Hòa (Đồng Nai) và Dĩ An (Bình Dương), tạo thành vòng cung hoàn chỉnh giúp tăng cường giao thương và phát triển kinh tế cho khu Đông. Tuyến đường này giúp giảm tải áp lực cho các tuyến giao thông nội đô và mở ra hành lang di chuyển thông suốt giữa các khu công nghiệp, khu đô thị và trung tâm logistics.

Việc nút giao Tân Vạn nằm ngay giao điểm giữa trục xuyên tâm Xa lộ Hà Nội và tuyến giao thông liên vùng Vành Đai 3 cùng các tuyến huyết mạch cho thấy đây là nút giao hiếm hoi hội tụ cả hai yếu tố: liên kết đô thị nội thành và liên kết vùng.

Khi hoàn thành, nút giao này không chỉ giảm đáng kể áp lực giao thông tại các tuyến đường cũ như Quốc lộ 1A hay Quốc lộ 13 mà còn tối ưu khả năng kết nối giữa trung tâm TP.HCM và các đô thị vệ tinh như Dĩ An, Biên Hòa. Đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho sự bứt phá của thị trường bất động sản khu Đông.

Các dự án cạnh nút giao có lợi thế

Với lợi thế hạ tầng đồng bộ và khả năng kết nối linh hoạt, khu vực quanh nút giao Tân Vạn đang trở thành tâm điểm phát triển đô thị và thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Những dự án nằm cạnh nút giao này không chỉ hưởng lợi trực tiếp từ hệ thống giao thông hiện đại mà còn có tiềm năng gia tăng giá trị bền vững nhờ sự dịch chuyển dân cư và mở rộng không gian đô thị.

Mặt khác, so với các dự án nằm trên tuyến Vành Đai 3 nhưng cách xa các nút giao lớn, các dự án liền kề nút giao Tân Vạn có lợi thế vượt trội về kết nối giao thông và tiềm năng thương mại.

Phối cảnh nút giao Tân Vạn (Xa lộ Hà Nội - Vành Đai 3)

Phối cảnh nút giao Tân Vạn (Xa lộ Hà Nội - Vành Đai 3)

Thứ nhất, vị trí tại nút giao giúp dự án tiếp cận trực tiếp nhiều tuyến đường quan trọng, giảm thiểu thời gian di chuyển và gia tăng sự linh hoạt. Cư dân có thể nhanh chóng kết nối đến trung tâm TP.HCM qua Xa lộ Hà Nội và tuyến Metro số 1, tiếp cận Bình Dương, Đồng Nai chỉ trong vài phút nhờ hệ thống cao tốc và tuyến Vành Đai 3. Ngược lại, các dự án nằm dọc tuyến Vành Đai 3 nhưng xa nút giao phải phụ thuộc vào các tuyến nhánh, khiến thời gian di chuyển kéo dài và làm giảm tính thuận tiện.

Thứ hai, vị trí tại nút giao giúp các dự án hưởng lợi từ hoạt động giao thương sầm uất, đặc biệt tại khu vực cửa ngõ kết nối giữa TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Với mật độ phương tiện cao, các dự án tại đây có tiềm năng thương mại lớn hơn, thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ bán lẻ, kinh doanh, cho thuê và đầu tư dài hạn. Trong khi đó, các dự án xa nút giao thường có khả năng khai thác thương mại thấp hơn, do lưu lượng người qua lại ít hơn khu vực trung tâm giao thông.

Thứ ba, hạ tầng xung quanh nút giao Tân Vạn đang được hoàn thiện, với hàng loạt tiện ích như bến xe Miền Đông mới, khu Công nghệ cao, Aeon Mall Biên Hòa, làng Đại học Thủ Đức. Điều này giúp nâng cao chất lượng sống và khả năng khai thác giá trị bất động sản. Trong khi đó, các dự án nằm xa nút giao thường phải chờ thời gian dài để hạ tầng phát triển, làm ảnh hưởng đến tiềm năng gia tăng giá trị.

The Gió Riverside - Dự án hiếm hoi liền kề nút giao Tân Vạn

Nằm ngay tâm điểm kết nối Xa lộ Hà Nội và đường Vành Đai 3, The Gió Riverside của An Gia (Mã: AGG) là dự án sở hữu vị trí chiến lược liền kề nút giao Tân Vạn, hưởng trọn lợi thế từ hệ thống hạ tầng khu vực.

Phối cảnh dự án The Gió Riverside

Phối cảnh dự án The Gió Riverside

Dự án có quy mô 3.000 căn hộ, gần tuyến Metro số 1, kết nối thuận tiện đến các trung tâm thương mại lớn như Aeon Mall Biên Hòa, khu Công nghệ cao TP.HCM, bến xe Miền Đông mới. Không chỉ có lợi thế về vị trí, The Gió Riverside còn sở hữu chuỗi tiện ích vượt trội cùng pháp lý hoàn thiện, được định vị trở thành khu phức hợp cao cấp ven sông Đông Sài Gòn.

Hiện An Gia đang mở rộng hợp tác với hơn 30 đại lý phân phối, phục vụ kế hoạch kinh doanh 3.000 căn hộ The Gió Riverside trong giai đoạn 2025-2026.

Theo chuyên gia, sự phát triển của tuyến đường Vành Đai 3 và các nút giao trọng điểm như Tân Vạn sẽ mở ra cơ hội lớn cho thị trường địa ốc khu Đông TP.HCM. Trong bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm, các dự án có hạ tầng đồng bộ, kết nối thuận tiện và pháp lý hoàn chỉnh như The Gió Riverside sẽ trở thành điểm đến cho người mua nhà lần đầu và nhà đầu tư dài hạn.

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/soi-toa-do-ket-noi-3-thanh-pho-tai-khu-dong-tphcm-post1719154.tpo