Soi từng góc cạnh đài thờ tinh xảo nhất của người Chăm

Hiện vật này là bằng chứng sống động cho một giai đoạn phát triển rực rỡ về văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Champa vào thời điểm cách đây hơn 1.000 năm.

Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương số hiệu 22.24 được coi là một kiệt tác điêu khắc của nền văn hóa Champa.

Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương số hiệu 22.24 được coi là một kiệt tác điêu khắc của nền văn hóa Champa.

Hiện vật này được tìm thấy ở di tích Đồng Dương, nơi từng là một trung tâm Phật giáo của vương quốc Champa cổ, nằm cách thành địa Mỹ Sơn khoảng 20km về phía Nam, nay thuộc địa phận xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Hiện vật này được tìm thấy ở di tích Đồng Dương, nơi từng là một trung tâm Phật giáo của vương quốc Champa cổ, nằm cách thành địa Mỹ Sơn khoảng 20km về phía Nam, nay thuộc địa phận xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Đài thờ có niên đại từ thế kỷ 9-10, được chế tác từ đá sa thạch, gồm 24 khối đá ghép khít lại với nhau. Kích thước tổng thể của hiện vật: Cao 197 cm, dài 396 cm, rộng 354 cm.

Đài thờ có niên đại từ thế kỷ 9-10, được chế tác từ đá sa thạch, gồm 24 khối đá ghép khít lại với nhau. Kích thước tổng thể của hiện vật: Cao 197 cm, dài 396 cm, rộng 354 cm.

Cấu trúc đài thờ chia làm bốn phần: Phần đế dưới cùng, tiếp đến là bệ thờ lớn có mặt bằng hình vuông, trên bệ thờ lớn là một bệ thờ nhỏ cũng hình vuông và một bệ thờ cao hơn, áp vào mặt sau của bệ thờ lớn.

Cấu trúc đài thờ chia làm bốn phần: Phần đế dưới cùng, tiếp đến là bệ thờ lớn có mặt bằng hình vuông, trên bệ thờ lớn là một bệ thờ nhỏ cũng hình vuông và một bệ thờ cao hơn, áp vào mặt sau của bệ thờ lớn.

Mặt ngoài bờ thành của các bậc cấp và xung quanh đài thờ chạm khắc kín các đề tài văn hóa Phật giáo, mô tả ba đoạn đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ lúc đản sinh đến lúc đi tu đạo và thành Phật. Ngoài ra còn có các các cảnh sinh hoạt cung đình.

Mặt ngoài bờ thành của các bậc cấp và xung quanh đài thờ chạm khắc kín các đề tài văn hóa Phật giáo, mô tả ba đoạn đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ lúc đản sinh đến lúc đi tu đạo và thành Phật. Ngoài ra còn có các các cảnh sinh hoạt cung đình.

Giới nghiên cứu đánh giá, đài thờ Đồng Dương 22.24 là đài thờ đầy đủ, hoàn chỉnh, độc đáo nhất, nguyên gốc độc bản với các nội dung được thể hiện qua hình thức riêng biệt, không tương đồng với bất cứ Đài thờ nào khác trong nền văn hóa Champa ở Việt Nam.

Giới nghiên cứu đánh giá, đài thờ Đồng Dương 22.24 là đài thờ đầy đủ, hoàn chỉnh, độc đáo nhất, nguyên gốc độc bản với các nội dung được thể hiện qua hình thức riêng biệt, không tương đồng với bất cứ Đài thờ nào khác trong nền văn hóa Champa ở Việt Nam.

Hiện vật này là bằng chứng sống động cho một giai đoạn phát triển rực rỡ về về văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Champa vào thời điểm cách đây hơn 1.000 năm.

Hiện vật này là bằng chứng sống động cho một giai đoạn phát triển rực rỡ về về văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Champa vào thời điểm cách đây hơn 1.000 năm.

Đây là khoảng thời gian Phật giáo thịnh hành trong lịch sử vương quốc Champa, đánh dấu một giai đoạn phát triển riêng biệt so với các thời kỳ khác của vương quốc này.

Đây là khoảng thời gian Phật giáo thịnh hành trong lịch sử vương quốc Champa, đánh dấu một giai đoạn phát triển riêng biệt so với các thời kỳ khác của vương quốc này.

Đài thờ là một trong những hiện vật tiêu biểu gắn với di tích đền tháp Đồng Dương, một di tích đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2016.

Đài thờ là một trong những hiện vật tiêu biểu gắn với di tích đền tháp Đồng Dương, một di tích đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2016.

Những đường nét điêu khắc và hoa văn trang trí trên đài thờ được xem là một trong những yếu tố đặc trưng tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển nghệ thuật điêu khắc Champa.

Những đường nét điêu khắc và hoa văn trang trí trên đài thờ được xem là một trong những yếu tố đặc trưng tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển nghệ thuật điêu khắc Champa.

Phong cách nghệ thuật này được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thống nhất đặt tên cho một giai đoạn phát triển của nghệ thuật Champa, đó là phong cách Đồng Dương.

Phong cách nghệ thuật này được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thống nhất đặt tên cho một giai đoạn phát triển của nghệ thuật Champa, đó là phong cách Đồng Dương.

Vào năm 2018, đài thờ Đồng Dương số hiệu 22.24 đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Vào năm 2018, đài thờ Đồng Dương số hiệu 22.24 đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-tung-goc-canh-dai-tho-tinh-xao-nhat-cua-nguoi-cham-2019268.html