Son đỏ và nguồn gốc của 'nụ hôn chết chóc'

Ý tưởng làm đẹp cho đôi môi được xuất hiện lần đầu tiên vào thời Ai Cập cổ đại và đã có không ít người bị xem là phù thủy chỉ vì sử dụng màu son rực rỡ này.

Son đỏ và nguồn gốc của 'nụ hôn chết chóc'

Dù ở bất kì thời đại nào, tất cả phụ nữ đều mong muốn mình phải quyến rũ hơn trong mắt mọi người. Với sắc đẹp vốn có, họ có thể thừa sức cuốn hút và làm mê mẩn trái tim của rất nhiều chàng trai. Nhưng một chút điệu đà cho gương mặt với son đỏ hay một nụ cười duyên dáng đầy ẩn ý cũng là một “đòn bảy” góp một phần không nhỏ cho nàng để làm tan chảy trái tim yêu. Là con gái, bạn không chỉ nên biết về công dụng làm đẹp của những chiếc son môi, mà một chút về lịch sử lâu đời của nó cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Câu chuyện về chiếc son môi đỏ cũng giống như quãng đời của một con người, đều phải trải qua những giai đoạn thăng trầm. Để có được chiếc son môi hoàn thiện như ngày nay, đã có không ít sự thay đổi diễn ra ngay từ những lần đầu tiên khi nsguyên liệu tạo nên chiếc son môi màu đỏ được xuất hiện.

Sự xuất hiện kì diệu của son môi đỏ đầy quyến rũ

Không chỉ làm đẹp môi bằng những viên đá quý đỏ, phụ nữ Ai Cập đã biết tận dụng bọ cánh cứng và vảy cá để tạo nên những hỗn hợp giúp cho đôi môi trở nên đỏ tươi và bóng bẩy hơn.

Từ thời Ai Cập cổ đại cách đây hơn 4.000 năm, những người phụ nữ Lưỡng Hà đã biết chăm chút cho đôi môi quyến rũ của mình bằng cách sử dụng những vụn đá quý nghiền nát. Họ cũng chính là những người đã sáng tạo ra sản phẩm làm đẹp này. Vào giai đoạn này, son môi được hai nữ thần sắc đẹp Nefertiti và Cleopatra đặc biệt ưa chuộng. Nhưng vào mỗi thời điểm, nguyên liệu để tạo nên màu son đỏ cũng có những sự khác biệt.

Vào giai đoạn 1370 – 1330 trước Công nguyên, nữ hoàng Nefertiti được nhiều người biết đến với màu son đỏ được tạo thành từ vỏ sò, giúp phụ nữ trở nên tươi trẻ hơn. Nhưng đến giai đoạn 60 – 30 trước Công nguyên, nữ hoàng Cleopatra một lần nữa thổi làn gió mới cho công nghệ tạo son môi đỏ, khi tình cờ phát hiện được hỗn hợp bọ cánh cứng và nhựa kiến khi bôi lên môi có tác dụng làm cho đôi môi trở nên đỏ tươi và bóng bẩy hơn.

Dù mang lại cho người sử dụng vẻ tươi tắn và rạng rỡ tuy nhiên cách làm đẹp này lại vô cùng nguy hiểm và độc hại cho chị em phụ nữ bởi thời bấy giờ, bởi vật dụng còn thô sơ nên những tạp chất tạo ra có thể vô tình dẫn đến bệnh nghiêm trọng hoặc đôi khi dẫn đến tử vong cho người sử dụng. Điều này đã khiến những người phụ nữ sử dụng son môi đỏ thời kì này bị xem là người sở hữu “nụ hôn chết chóc”.

Nữ hoàng Elizabeth I là một trong những người cầm “ngọn đuốc” đi đầu trong việc tạo ra các sản phẩm làm đẹp cho gương mặt. Son môi đỏ được tạo thành từ sáp ong có thể xem là một trong những phát hiện mới giúp ít cho công nghệ làm đẹp sau này của phụ nữ. Với tinh chế từ những tinh túy của thiên nhiên, son môi đã không còn độc hại và ảnh hưởng sức khỏe như trước nữa.

Cho đến những năm đầu thế kỉ XVI, cách tạo ra những chiếc son đỏ chói có phần cải thiện và an toàn hơn cho phụ nữ. Cũng tới thời điểm này, việc trang điểm cho gương mặt đã là một phần quan trọng không thể thiếu, đồng thời có thể giúp các phụ nữ quý tộc tự tin hơn khi sải bước trước công chúng. Nữ hoàng Elizabeth I là một trong số những người tiên phong trong việc tạo ra và sử dụng những mỹ phẩm nổi tiếng. Cô thường xuyên xuất hiện trước công chúng với gương mặt trắng nõn được trang điểm kĩ lưỡng và màu môi đỏ thắm quyến rũ được tạo thành từ các nguyên liệu quen thuộc. Ít ai có thể phát hiện ra rằng màu môi khiến cô trông rạng rỡ này được tạo bởi sáp ong và các loại cây.

Chính những công dụng tuyệt vời của chiếc son màu đỏ đã khiến những người ở thời Trung Cổ châu Âu cho rằng nó có ý nghĩa linh thiêng, gắn liền với sự chết chóc. Đây cũng là lý do lý giải cho việc tại sao phụ nữ thời kì đó đều muốn được make-up trong mọi tình huống ngay cả khi họ đã cận kề cái chết.

Gắn liền với phù thủy và những điều cấm kị

Những người phụ nữ tại Anh sẽ không tô son môi đỏ thẫm để thể hiện tiết hạnh. Điều này có vẻ bất hợp lý nhưng lại trở thành một điều luật được phổ biến ở giai đoạn này.

Công dụng làm đẹp mà son môi màu đỏ mang lại không giúp màu son thắng thế trong mọi thời đại. Thời Trung Cổ có thể xem là “khắc tinh” của son môi đỏ khi đó. Thậm chí Giáo hội đã từng đưa ra lệnh cấm sử dụng loại mỹ phẩm này, nếu như phụ nữ nào sử dụng có thể sẽ bị xem là phù thủy và nhốt vào ngục tối.

Cho đến những năm đầu tiên của thế kỉ 17 tại Anh, cây son môi đã dần thay đổi ý nghĩa và bị gắn “mác” chỉ dành cho gái mại dâm. Đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự phản đối kịch liệt của những con người ở thời đại này dành cho mỹ phẩm. Có nguồn dư luận đến từ những người mê tín cho rằng son môi chính là công cụ cho những “phù thủy” quyến rũ hoặc khiến cho đàn ông trở nên hư hỏng. Cũng chính điều này đã ngăn chị em sử dụng son đỏ. Không lâu sau đó, một đạo luật bất hợp lý được thông qua rằng người phụ nữ có thể bị hủy hôn nếu sử dụng mỹ phẩm trang điểm cho gương mặt trước khi cưới, đặc biệt là đối với đôi môi. Từ đó son môi đỏ trở thành đại diện cho những gì xấu xa nhất trong cuộc sống.

Tuy nhiên ở Pháp lại có cái nhìn hoàn toàn khác biệt về các loại mỹ phẩm. Ở giai đoạn này, các quý bà của tầng lớp quý tộc cho rằng mỹ phẩm chính là thước đo sự sang trọng và quý phái của họ, nên thay vì ra các điều luật cấm như ở Anh, nước Pháp lại chính là nơi tôn vinh nâng cao giá trị cho mỹ phẩm. Nét đẹp của những gương mặt “mộc” ở thời điểm này chỉ dành cho những phụ nữ lao động tầm thường trong xã hội. Không chỉ thế, son môi đỏ còn được những người đàn ông tại nước này ưa chuộng và trở nên thịnh hành hơn. Trong các phiên tòa dưới thời vua Louis XVI, một người đàn ông với đôi môi đỏ chót sẽ quyến rũ hơn nhiều so với người đàn ông truyền thống với râu tóc được vuốt cẩn thận. Đây cũng có thể xem là một mốc quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về cái đẹp của nam giới.

Nữ hoàng Victory vào những năm 1800 khá nghiêm khắc trong việc sử dụng son môi nên đã biến son đỏ trở thành thứ lỗi thời trong triều đại của mình.

Sarah Bernhardt xuất hiện trước công chúng với màu son đỏ chói đầy quyến rũ bất chấp những lời điều tiếng về son đỏ khi đó. Có thể xem cô chính là một đại diện cho tầng lớp phụ nữ hiện đại yêu chuộng cái đẹp.

Đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, nữ hoàng Victory lại cho rằng việc phủ lên gương mặt các loại mỹ phẩm khi đứng trước người đối diện là một hành động thiếu lịch sự. Từ đây, bà đã tạo một bước ngoặc mới cho mỹ phẩm và son môi các loại. Nhiều người cũng bắt đầu dần ngưng sử dụng son đỏ vì cho rằng nó đã trở nên lỗi thời.

Việc tạo ra chiếc son môi đỏ với màu sắc quá mạnh mẽ từ chiếc xuất của rệp son – một loại côn trùng của Mexico và Trung Mỹ với giá đắt đỏ khiến nhiều người cho rằng đây là một vẻ đẹp không tự nhiên và hơi kịch tính, chỉ phù hợp cho những diễn viên sân khấu. Điều này đã khiến nhiều phụ nữ khi đó e dè không son môi đỏ ngoài phố nữa mà chỉ sử dụng khi ở trong phòng. Tuy nhiên thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp ngoài phố vài người chuộng sử dụng son đỏ để làm rạng rỡ hơn cho gương mặt. Tiêu biểu là nữ diễn viên Sarah Bernhardt – một trong những ngôi sao điện ảnh đầu tiên của Pháp, cô vẫn chuộng màu son đỏ gợi cảm và xuất hiện trước công chúng dù vào thời điểm đó, sử dụng son màu được xem như là điều cấm kị.

Kỳ 2: Sự thăng hoa của màu son đỏ

Thu Phong

Theo Infonet

Thu Phong

Theo Infonet

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/thoi-trang/son-do-va-nguon-goc-cua-nu-hon-chet-choc/a301648.html