Sóng nhiệt ở Đông Âu và nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu
Nhiệt độ đã đạt mức cao kỷ lục ở một số thành phố của Ukraine trong tháng Bảy vừa qua, trong khi Bulgaria và Romania đều có tháng Sáu nóng kỷ lục.
Mùa Hè năm 2024 là thời điểm đặc biệt nóng và khô ở Đông Âu. Tình trạng khan hiếm nước đang khiến mùa màng thất bát và làm gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp. Liệu đây có phải là nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng lương thực mới?
Tình trạng nóng khác thường ở Đông Âu
Trong khi đó, phát biểu với hãng thông tấn quốc gia AGERPRES, Bộ trưởng Nông nghiệp Romania Florin Barbu cho biết nước này đang lên kế hoạch đề nghị EU hỗ trợ tài chính hơn 500 triệu euro (546 triệu USD) để bù đắp thiệt hại cho nông dân Romania do hơn 2 triệu héc-ta ngô và hướng dương bị mất mùa.
Các nhà buôn lương thực, ngũ cốc vẫn bình tĩnh
Các nhà buôn lương thực, ngũ cốc vẫn tỏ ra bình tĩnh. Đức, quốc gia nhập khẩu nhiều ngũ cốc không bị ảnh hưởng lớn do tình trạng mất mùa ở Đông Âu, vì chủ yếu Đức nhập khẩu từ các nước láng giềng EU. Ukraina, quốc gia Đông Âu và ngoài EU duy nhất, chỉ đứng thứ tư trong danh sách nhập khẩu của Đức.
Xung đột tại Ukraina làm tăng thêm khó khăn cho ngành nông nghiệp
Nhiệt độ đã đạt mức cao kỷ lục ở một số thành phố của Ukraine trong tháng Bảy vừa qua, trong khi Bulgaria và Romania đều có tháng Sáu nóng kỷ lục. Chính phủ Romania tuần trước đã cảnh báo rằng nhiệt độ có thể tăng lên trên 40 độ C, Bộ trưởng Năng lượng Sebastian Burduja nói rằng điều này gây nguy hiểm không chỉ cho nông nghiệp mà còn cả nguồn cung năng lượng.
Trong một báo cáo, Bloomberg dẫn lời một chủ nông trại tại Romania, ông Marius Somesan từ hạt Teleorman, nói rằng không chỉ lượng mưa bị thiếu mà bây giờ là lượng nước dự trữ trong đất đang cạn kiệt. Ông nói: “Thực vật đã hút hết nước, thậm chí sâu đến một mét trong lòng đất”.
Vấn đề phức tạp nhất của nông dân Đông Âu là cuộc xung đột tại Ukraine, khiến việc xuất khẩu ngũ cốc và ngô của họ trên các tuyến hàng hải trên Biển Đen trở nên khó khăn hơn.
Nhà phân tích thị trường Steffen Bach cho biết, những nỗ lực ngoại giao đã có kết quả khi tạo ra một hành lang vận chuyển trên tuyến đường thủy an toàn. Ông nói: “Gần một năm qua, hành lang vận chuyển vẫn hoạt động bình thường mà không gặp vấn đề gì lớn”. Chỉ có một điều quan trọng là “chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm cao hơn” đối với nông dân trong khu vực.