Su-25 Nga gần 50 năm tuổi vẫn reo rắc nỗi kinh hoàng ở Ukraine

Những chiếc Su-25 Nga đã góp phần không nhỏ trong việc vô hiệu hóa hệ thống phòng không và không quân Ukraine ngay từ những giờ đầu của cuộc xung đột.

 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã bước sang ngày thứ tám, trước đó các máy bay chiến đấu của không quân Nga đã hoạt động tích cực và vô hiệu hóa hệ thống phòng không, không quân của Ukraine ngày từ những giờ đầu cuộc chiến.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã bước sang ngày thứ tám, trước đó các máy bay chiến đấu của không quân Nga đã hoạt động tích cực và vô hiệu hóa hệ thống phòng không, không quân của Ukraine ngày từ những giờ đầu cuộc chiến.

Kể từ khi làm chủ không phận Ukraine, các máy bay chiến đấu Nga dường như ít xuất kích hẳn và nhiệm vụ tấn công các mục tiêu quan trọng được nhường lại cho lực lượng pháo binh mặt đất.

Kể từ khi làm chủ không phận Ukraine, các máy bay chiến đấu Nga dường như ít xuất kích hẳn và nhiệm vụ tấn công các mục tiêu quan trọng được nhường lại cho lực lượng pháo binh mặt đất.

Tuy nhiên vẫn có một chiếc máy bay hoạt động không kém những ngày đầu chiến dịch, với nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh và san phẳng những mục tiêu phòng thủ kiên cố của Ukraine, không ai khác đó chính là “xe tăng bay” Su-25.

Tuy nhiên vẫn có một chiếc máy bay hoạt động không kém những ngày đầu chiến dịch, với nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh và san phẳng những mục tiêu phòng thủ kiên cố của Ukraine, không ai khác đó chính là “xe tăng bay” Su-25.

Su-25 Frogfoot là một máy bay phản lực cận âm, một chỗ ngồi, hai động cơ được phát triển từ thời Liên Xô. Nó được thiết kế để hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của Su-25 diễn ra vào ngày 22/2/1975. Sau khi thử nghiệm, máy bay được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1978 tại Tbilisi thuộc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia.

Su-25 Frogfoot là một máy bay phản lực cận âm, một chỗ ngồi, hai động cơ được phát triển từ thời Liên Xô. Nó được thiết kế để hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của Su-25 diễn ra vào ngày 22/2/1975. Sau khi thử nghiệm, máy bay được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1978 tại Tbilisi thuộc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia.

Su-25 được các phi công Nga gọi là “Grach” hoặc “Rook”, là một trong những loại máy bay có thể không được trang bị công nghệ tiên tiến, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, vì nó mang lại hiệu quả và dễ sử dụng.

Su-25 được các phi công Nga gọi là “Grach” hoặc “Rook”, là một trong những loại máy bay có thể không được trang bị công nghệ tiên tiến, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, vì nó mang lại hiệu quả và dễ sử dụng.

Đối thủ ngang tài, ngang sức của Su-25 là máy bay tấn công A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Nhưng trong khi không quân Mỹ muốn đưa A-10 ra khỏi biên chế bắt đầu từ năm 2022, thì Su-25 vẫn đang được nâng cấp sâu rộng để theo kịp thời đại.

Đối thủ ngang tài, ngang sức của Su-25 là máy bay tấn công A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Nhưng trong khi không quân Mỹ muốn đưa A-10 ra khỏi biên chế bắt đầu từ năm 2022, thì Su-25 vẫn đang được nâng cấp sâu rộng để theo kịp thời đại.

Cũng không giống như máy bay A-10 Thunderbolt của Mỹ, Su-25 được phổ biến trên toàn thế giới hơn, chiếc máy bay của Nga đã tham gia rất nhiều cuộc chiến và mới đây nhất là bao gồm cả trong các chiến dịch không kích ở Syria, Iraq và Ukraine.

Cũng không giống như máy bay A-10 Thunderbolt của Mỹ, Su-25 được phổ biến trên toàn thế giới hơn, chiếc máy bay của Nga đã tham gia rất nhiều cuộc chiến và mới đây nhất là bao gồm cả trong các chiến dịch không kích ở Syria, Iraq và Ukraine.

Ưu điểm của Su-25 là có thể bay thấp giúp tránh được tất cả các tên lửa phòng không tầm xa nguy hiểm ở chiến trường châu Âu. Tuy nhiên, điều này cũng khiến máy bay nằm trong tầm bắn của tất cả các loại súng phòng không. Do đó, buồng lái của Su-25 được bọc thép với lớp giáp dày đến 25 mm bao quanh buồng lái và đệm tựa đầu của phi công.

Ưu điểm của Su-25 là có thể bay thấp giúp tránh được tất cả các tên lửa phòng không tầm xa nguy hiểm ở chiến trường châu Âu. Tuy nhiên, điều này cũng khiến máy bay nằm trong tầm bắn của tất cả các loại súng phòng không. Do đó, buồng lái của Su-25 được bọc thép với lớp giáp dày đến 25 mm bao quanh buồng lái và đệm tựa đầu của phi công.

Các thùng nhiên liệu của Su-25 cũng được bọc thép và có hệ thống điều khiển dự phòng để tăng khả năng sống sót sau một vụ trúng đạn. Và trong sự nghiệp chiến đấu hào hùng của mình, nhiều chiếc Su-25 đã sống sót sau những trận đánh thực sự ác liệt.

Mặc dù có những điểm tương đồng với A-10, nhưng Su-25 nhỏ hơn và nhẹ hơn, đồng thời có tốc độ tối đa nhanh hơn 50% so với A-10. Vũ khí của Su-25 thường bao gồm bom 250 hoặc 500 kg không điều khiển, bom chùm và rocket.

Mặc dù có những điểm tương đồng với A-10, nhưng Su-25 nhỏ hơn và nhẹ hơn, đồng thời có tốc độ tối đa nhanh hơn 50% so với A-10. Vũ khí của Su-25 thường bao gồm bom 250 hoặc 500 kg không điều khiển, bom chùm và rocket.

Ngoài ra máy bay còn được trang bị tên lửa đa dạng, từ các quả chứa hàng chục tên lửa nhỏ hơn 57 mm hoặc 80 mm, đến hệ thống S-13 bắn 5 phát 130 mm, đến các tên lửa lớn 240 mm hoặc 330 mm. Su-25 cũng có một khẩu pháo Gsh-30-2 30 mm dưới mũi với cơ số đạn 260 viên.

Ngoài ra máy bay còn được trang bị tên lửa đa dạng, từ các quả chứa hàng chục tên lửa nhỏ hơn 57 mm hoặc 80 mm, đến hệ thống S-13 bắn 5 phát 130 mm, đến các tên lửa lớn 240 mm hoặc 330 mm. Su-25 cũng có một khẩu pháo Gsh-30-2 30 mm dưới mũi với cơ số đạn 260 viên.

Dưới mũi máy bay có một thiết bị chỉ định laser được bao bọc bằng thủy tinh. Các máy bay Su-25 cũng từng sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser Kh-25ML và Kh-29 ở Afghanistan để đánh phá các hang động kiên cố của Mujahideen.

Dưới mũi máy bay có một thiết bị chỉ định laser được bao bọc bằng thủy tinh. Các máy bay Su-25 cũng từng sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser Kh-25ML và Kh-29 ở Afghanistan để đánh phá các hang động kiên cố của Mujahideen.

Khi Liên Xô tan rã, Su-25 được chuyển giao cho không quân của tất cả các quốc gia kế thừa của Liên Xô, trong đó Nga là quốc gia duy nhất tiếp tục nâng Su-25. Su-25 còn có một biến thể xuất khẩu là Su-25K và nhiều loại máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi với mái che gù lưng, bao gồm cả Su-25UBM có khả năng chiến đấu.

Khi Liên Xô tan rã, Su-25 được chuyển giao cho không quân của tất cả các quốc gia kế thừa của Liên Xô, trong đó Nga là quốc gia duy nhất tiếp tục nâng Su-25. Su-25 còn có một biến thể xuất khẩu là Su-25K và nhiều loại máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi với mái che gù lưng, bao gồm cả Su-25UBM có khả năng chiến đấu.

Đã có một số dự án hiện đại hóa Su-25, bao gồm sản xuất các loại máy bay chiến đấu cỡ nhỏ Su-25T và Su-25TM. Nhưng Không quân Nga cuối cùng đã lựa chọn Su-25SM vào đầu những năm 2000 cho tất cả các hoạt động hiện đại hóa trong tương lai.

Đã có một số dự án hiện đại hóa Su-25, bao gồm sản xuất các loại máy bay chiến đấu cỡ nhỏ Su-25T và Su-25TM. Nhưng Không quân Nga cuối cùng đã lựa chọn Su-25SM vào đầu những năm 2000 cho tất cả các hoạt động hiện đại hóa trong tương lai.

Dù đã gần 50 năm tuổi và sử dụng những công nghệ lỗi thời, nhưng những chiếc Su-25 vẫn cho thấy khả năng chiến đấu đáng kinh ngạc, nhờ vậy mà Su-25 vẫn được ưa chuộng trên toàn thế giới và có mặt trong rất nhiều cuộc xung đột. Nguồn ảnh: Airlines.

Dù đã gần 50 năm tuổi và sử dụng những công nghệ lỗi thời, nhưng những chiếc Su-25 vẫn cho thấy khả năng chiến đấu đáng kinh ngạc, nhờ vậy mà Su-25 vẫn được ưa chuộng trên toàn thế giới và có mặt trong rất nhiều cuộc xung đột. Nguồn ảnh: Airlines.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-25-nga-gan-50-nam-tuoi-van-reo-rac-noi-kinh-hoang-o-ukraine-1670857.html