Su-35 sẽ đánh bại hai con át chủ bài của NATO cung cấp cho Ukraine

Với chiến đấu cơ F-16 và Mirage-2000 cộng với máy bay cảnh báo sớm Saab ASC890 Erieye mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, vậy Nga đã chuẩn bị những gì để đối phó?

Theo hãng tin Pháp AFP, Tổng thống Pháp Macron trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Pháp sau khi tham gia lễ kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ Normandy vào ngày ngày 7/6 nói rằng, Pháp sẽ khởi động hợp tác mới với Ukraine, cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu Mirage-2000 và bắt đầu đào tạo phi công Ukraine tại Pháp vào mùa hè này.

Theo hãng tin Pháp AFP, Tổng thống Pháp Macron trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Pháp sau khi tham gia lễ kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ Normandy vào ngày ngày 7/6 nói rằng, Pháp sẽ khởi động hợp tác mới với Ukraine, cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu Mirage-2000 và bắt đầu đào tạo phi công Ukraine tại Pháp vào mùa hè này.

Ông Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga trong các cuộc đàm phán về vấn đề an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí của Nga, mới đây cảnh báo việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 là vấn đề an ninh “rất nghiêm trọng”.

Ông Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga trong các cuộc đàm phán về vấn đề an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí của Nga, mới đây cảnh báo việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 là vấn đề an ninh “rất nghiêm trọng”.

Nếu những máy bay chiến đấu này xuất hiện trên không phận Ukraine, Quân đội Nga sẽ bắn hạ tất cả, ông Gavrilov nhấn mạnh. Ngoại trưởng Nga Lavrov nói một cách nghiêm túc hơn: “Việc NATO cố gắng sử dụng máy bay chiến đấu F-16 ở Ukraine, sẽ là vấn đề an ninh hạt nhân”.

Nếu những máy bay chiến đấu này xuất hiện trên không phận Ukraine, Quân đội Nga sẽ bắn hạ tất cả, ông Gavrilov nhấn mạnh. Ngoại trưởng Nga Lavrov nói một cách nghiêm túc hơn: “Việc NATO cố gắng sử dụng máy bay chiến đấu F-16 ở Ukraine, sẽ là vấn đề an ninh hạt nhân”.

Khi Quân đội Ukraine liên tiếp thất bại trên chiến trường, các nước phương Tây bắt đầu nới lỏng các hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây hỗ trợ, để tấn công các mục tiêu ở Nga. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng lớn hơn giữa phương Tây và Nga và khiến chiến tranh leo thang hơn nữa.

Khi Quân đội Ukraine liên tiếp thất bại trên chiến trường, các nước phương Tây bắt đầu nới lỏng các hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây hỗ trợ, để tấn công các mục tiêu ở Nga. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng lớn hơn giữa phương Tây và Nga và khiến chiến tranh leo thang hơn nữa.

Để đối phó với F-16 của Ukraine, Nga hiện đang đưa vào trang bị tên lửa không đối không tầm siêu xa “mạnh nhất thế giới”. Quân đội Nga mới đây lần đầu tiên tiết lộ máy bay chiến đấu Su-30SM2 của không quân hải quân, được trang bị tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M. Đây rõ ràng là để săn lùng F-16 trên chiến trường Ukraine.

Để đối phó với F-16 của Ukraine, Nga hiện đang đưa vào trang bị tên lửa không đối không tầm siêu xa “mạnh nhất thế giới”. Quân đội Nga mới đây lần đầu tiên tiết lộ máy bay chiến đấu Su-30SM2 của không quân hải quân, được trang bị tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M. Đây rõ ràng là để săn lùng F-16 trên chiến trường Ukraine.

R-37M là tên lửa không đối không siêu thanh mới do Nga phát triển. Nó được trang bị lần đầu tiên trên tiêm kích tầm xa MiG-31BM cải tiến vào năm 2019, sau đó được trang bị trên tiêm kích Su-35. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, R-37M đã lập nhiều kỷ lục bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine từ xa. Quân đội Nga cho biết, tỷ lệ bắn trúng thực tế của tên lửa R-37M trên chiến trường Ukraine là 100%.

R-37M là tên lửa không đối không siêu thanh mới do Nga phát triển. Nó được trang bị lần đầu tiên trên tiêm kích tầm xa MiG-31BM cải tiến vào năm 2019, sau đó được trang bị trên tiêm kích Su-35. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, R-37M đã lập nhiều kỷ lục bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine từ xa. Quân đội Nga cho biết, tỷ lệ bắn trúng thực tế của tên lửa R-37M trên chiến trường Ukraine là 100%.

Theo thông tin từ Quân đội Nga, tên lửa không đối không R-37M có thể tấn công các mục tiêu thực hiện động tác quá tải 8g ở độ cao 25.000 mét, tầm tấn công tối đa là hơn 300 km. Quân đội Nga tuyên bố tên lửa R-37M là tên lửa không đối không tầm siêu xa mạnh nhất thế giới. Tất nhiên, Nga luôn phóng đại hiệu suất của vũ khí và trang bị của mình.

Theo thông tin từ Quân đội Nga, tên lửa không đối không R-37M có thể tấn công các mục tiêu thực hiện động tác quá tải 8g ở độ cao 25.000 mét, tầm tấn công tối đa là hơn 300 km. Quân đội Nga tuyên bố tên lửa R-37M là tên lửa không đối không tầm siêu xa mạnh nhất thế giới. Tất nhiên, Nga luôn phóng đại hiệu suất của vũ khí và trang bị của mình.

11 quốc gia thành viên NATO, bao gồm Mỹ, Anh, Hà Lan, Na Uy và Đan Mạch, đã có cam kết bằng văn bản chuyển giao tổng cộng 140 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Trong đó Đan Mạch và Bỉ, mỗi nước sẽ giao 30 chiếc. Hà Lan sẽ giao 24 chiếc, Na Uy sẽ giao 22 chiếc. Lô 18 máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do Hà Lan cung cấp đã được sửa đổi, tân trang và chuẩn bị chuyển giao cho Ukraine.

11 quốc gia thành viên NATO, bao gồm Mỹ, Anh, Hà Lan, Na Uy và Đan Mạch, đã có cam kết bằng văn bản chuyển giao tổng cộng 140 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Trong đó Đan Mạch và Bỉ, mỗi nước sẽ giao 30 chiếc. Hà Lan sẽ giao 24 chiếc, Na Uy sẽ giao 22 chiếc. Lô 18 máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do Hà Lan cung cấp đã được sửa đổi, tân trang và chuẩn bị chuyển giao cho Ukraine.

Ngoài ra, Không quân Thụy Điển sẽ cung cấp cho Ukraine 2 máy bay cảnh báo sớm Saab ASC890 Erieye và Mỹ cũng sẽ cung cấp cho Ukraine vũ khí mới cho máy bay chiến đấu F-16, đó là tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C, với tầm bắn lên tới 150 km.

Ngoài ra, Không quân Thụy Điển sẽ cung cấp cho Ukraine 2 máy bay cảnh báo sớm Saab ASC890 Erieye và Mỹ cũng sẽ cung cấp cho Ukraine vũ khí mới cho máy bay chiến đấu F-16, đó là tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C, với tầm bắn lên tới 150 km.

Khách quan đánh giá, với phi đội F-16 cỡ này, cùng với sự hỗ trợ của các hệ thống chiến đấu của NATO, thực sự là mối đe dọa đối với quân đội Nga. Đây không phải là “quả hồng mềm” như một số cư dân mạng nhận định. Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cần phải chuẩn bị nghiêm túc, để đối mặt với F-16.

Khách quan đánh giá, với phi đội F-16 cỡ này, cùng với sự hỗ trợ của các hệ thống chiến đấu của NATO, thực sự là mối đe dọa đối với quân đội Nga. Đây không phải là “quả hồng mềm” như một số cư dân mạng nhận định. Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cần phải chuẩn bị nghiêm túc, để đối mặt với F-16.

Không quân Ukraine cũng thông báo rằng, mọi thứ hiện đã sẵn sàng và các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Ukraine lần đầu tiên sắp bước vào chiến đấu. Quân đội Nga cũng đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước động thái lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên của Không quân Ukraine, tăng cường sức mạnh trinh sát và tiêu diệt chúng bằng tên lửa tầm xa bất cứ lúc nào.

Không quân Ukraine cũng thông báo rằng, mọi thứ hiện đã sẵn sàng và các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Ukraine lần đầu tiên sắp bước vào chiến đấu. Quân đội Nga cũng đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước động thái lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên của Không quân Ukraine, tăng cường sức mạnh trinh sát và tiêu diệt chúng bằng tên lửa tầm xa bất cứ lúc nào.

Đối với Ukraine, hiện tại rõ ràng là thiếu sự hỗ trợ từ máy bay cảnh báo sớm. Ngay cả khi hai máy bay cảnh báo sớm ASC890 Erieye do Thụy Điển hỗ trợ sẽ đến trong tương lai, chúng cũng không thể được đảm bảo sẽ bay trên không 24 giờ một ngày.

Đối với Ukraine, hiện tại rõ ràng là thiếu sự hỗ trợ từ máy bay cảnh báo sớm. Ngay cả khi hai máy bay cảnh báo sớm ASC890 Erieye do Thụy Điển hỗ trợ sẽ đến trong tương lai, chúng cũng không thể được đảm bảo sẽ bay trên không 24 giờ một ngày.

Lúc này, máy bay cảnh báo sớm ASC890 Erieye có khả năng sẽ được triển khai ở khu vực phía tây Ukraine tương đối an toàn. Tuy nhiên để đảm bảo cho F-16 chiến đấu, Quân đội Ukraine cần triển khai các hệ thống radar trinh sát ở mặt trận phía đông.

Lúc này, máy bay cảnh báo sớm ASC890 Erieye có khả năng sẽ được triển khai ở khu vực phía tây Ukraine tương đối an toàn. Tuy nhiên để đảm bảo cho F-16 chiến đấu, Quân đội Ukraine cần triển khai các hệ thống radar trinh sát ở mặt trận phía đông.

Tuy nhiên Quân đội Nga có lợi thế về số lượng. Các máy bay chiến đấu Su-35 phối hợp với máy bay cảnh báo sớm A-50U và hệ thống phòng không S-400 của Nga, có thể nhận được nhiều hướng dẫn và hỗ trợ hơn từ thông tin chỉ huy của chính họ.

Kiểu “không chiến trong điều kiện không bình đẳng” này, ngay cả khi F-16 và Mirage-2000 của Ukraine, đều có liên kết dữ liệu của NATO và mang theo tên lửa không đối không tiên tiến, thì khó có thể đạt được lợi thế trước không quân Nga.

Kiểu “không chiến trong điều kiện không bình đẳng” này, ngay cả khi F-16 và Mirage-2000 của Ukraine, đều có liên kết dữ liệu của NATO và mang theo tên lửa không đối không tiên tiến, thì khó có thể đạt được lợi thế trước không quân Nga.

Ngoài lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn Su-35 và Su-30MS, nếu có thêm vài tiêm kích tàng hình Su-57 tới chiến trường Ukraine, về mặt lý thuyết, Không quân Nga sẽ không quá khó khăn có thể tiêu diệt số tiêm kích F-16 và Mirage-2000 của Ukraine.

Ngoài lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn Su-35 và Su-30MS, nếu có thêm vài tiêm kích tàng hình Su-57 tới chiến trường Ukraine, về mặt lý thuyết, Không quân Nga sẽ không quá khó khăn có thể tiêu diệt số tiêm kích F-16 và Mirage-2000 của Ukraine.

Về việc liệu F-16 có thể đạt được kết quả nổi bật trong trận không chiến sắp tới hay không, không chỉ quân đội Nga mà cả Quân đội Trung Quốc cũng đang mong chờ kết quả. Lý do chính là dù là F-16 do Mỹ sản xuất, Mirage-2000 do Pháp sản xuất hay Su-35 của Nga, các mẫu tương ứng đều đang được biên chế cho lực lượng không quân cả Trung Quốc và Đài Loan. (Nguồn ảnh: CNN, Forbes, Ukrinform, Sputnik).

Tiến Minh (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-35-se-danh-bai-hai-con-at-chu-bai-cua-nato-cung-cap-cho-ukraine-2001324.html