Sự cần thiết ban hành nghị quyết về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Cũng trong sáng 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét dự thảo Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội.
Trình bày Tờ trình, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Nghị quyết số 525 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng hướng dẫn hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, cũng như thúc đẩy trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, qua tổng kết thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri và kết quả nghiên cứu, rà soát cho thấy, Nghị quyết số 525 đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 525 để hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh toàn diện hoạt động tiếp xúc cử tri.
Khi được ban hành, Nghị quyết liên tịch sẽ là cơ sở pháp lý để Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện tiếp xúc cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; giải quyết kiến nghị của cử tri và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri… được thuận lợi, chất lượng, hiệu quả và thống nhất.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!