Sử dụng lò vi sóng đã lâu nhưng chị em chưa chắc đã biết các nguyên tắc cơ bản này!

Muốn sử dụng lò vi sóng hiệu quả đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ của lò thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua bài viết này.

Ngày nay, lò vi sóng đã trở thành "đồng minh" quý giá cho những người có ít thời gian để nấu nướng, nó hiện đã có mặt trong hầu hết các căn bếp của mỗi gia đình và được sử dụng để nấu ăn, nhưng trên hết là làm nóng thức ăn đã chín trong vài giây.

Tốc độ mà lò vi sóng hoạt động là do loại sóng đặc biệt "kích hoạt" các phân tử có trong thức ăn của chúng ta, nhưng chúng ta có thực sự chắc chắn rằng đó là phương pháp nấu ăn tốt nhất ngoài việc nhanh nhất? Làm thế nào để lò vi sóng thực sự làm việc hiệu quả? Bạn thực sự có thể nấu tất cả mọi thứ trong lò vi sóng hay không? Bài viết này sẽ tiết lộ những mẹo và bí mật của một thiết bị điện gia dụng tuyệt vời đã thay đổi cách nấu ăn của chúng ta mãi mãi.

1. Lò vi sóng hoạt động như thế nào?

Không giống như lò nướng cổ điển trong đó nhiệt được dẫn truyền và chiếu xạ, lò vi sóng có nhiệt bắt nguồn từ tác động của sóng lên các phân tử nước có trong thực phẩm. Các phân tử bị "lắc" bởi vi sóng, bắt đầu chuyển động và có thể đạt đến nhiệt độ rất cao trong khi làm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Kiểu nấu này giúp tiết kiệm thời gian: tất cả nhiệt lượng vẫn còn bên trong thức ăn và không bị mất đi.

2. Rã đông thực phẩm trong lò vi sóng: có thật sự tốt?

Ngoài việc hâm nóng thức ăn đã nấu sẵn hoặc nấu các món ăn từ đầu, lò vi sóng thường được sử dụng để rã đông thực phẩm trong vài phút: bạn sẽ rất tiếc khi biết rằng đây thực sự là một thói quen xấu.

Trên thực tế, theo một số nghiên cứu, việc rã đông quá nhanh sẽ giúp tăng sinh vi khuẩn có sẵn trong tự nhiên, đặc biệt là trong thịt và cá: quá trình đông lạnh có xu hướng phá vỡ hầu hết các vi khuẩn này, tuy nhiên, nếu bị "đánh thức" quá nhanh, vi khuẩn có thể sinh sản và có thể gây ra những cơn đau bụng khó chịu, nếu không muốn nói là nặng hơn.

Vậy làm thế nào để rã đông thực phẩm không quá chậm và có lợi cho sức khỏe của chúng ta? Đơn giản hơn chúng ta nghĩ: các chuyên gia nói về "dây chuyền lạnh" hoặc một quá trình trong đó thực phẩm từ từ chịu nhiệt độ cao dần lên: cách an toàn nhất để rã đông thực phẩm chính là cho chúng vào tủ lạnh để chúng dần dần mềm ra. Bạn cũng nên lưu ý: đừng bao giờ làm đông lại thực phẩm đã rã đông, bạn có nguy cơ "đánh thức" gấp đôi vi khuẩn trong thực phẩm đấy.

3. Thực phẩm nào có thể hâm nóng trong lò vi sóng?

Những gì chúng ta có thể nấu cũng như hâm nóng trong lò vi sóng, chắc chắn mang đến những món ăn đơn giản, bổ dưỡng và đồng thời ngon miệng? Dù bạn định nấu thức ăn gì trong lò vi sóng, hãy luôn chú ý sử dụng đúng loại hộp đựng để không làm hỏng thức ăn. Trong lò vi sóng, bạn có thể nấu các loại rau (trừ những loại có lá màu xanh) và nước xốt, lưu ý không đậy nắp hộp quá chặt, thịt (thịt bê, thịt lợn hoặc món hầm) sẽ đặc biệt ngon ngọt và mềm nhờ nấu không có chất béo.

4. Thực phẩm không thể hâm nóng trong lò vi sóng

Lò vi sóng được coi là một công cụ thần kỳ và giải quyết tất cả các vấn đề của chúng ta: nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều có thể được nấu trong lò vi sóng. Dưới đây là những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng và nguyên nhân:

Thịt gà: thịt trắng có thể chứa một số vi khuẩn mà không phải lúc nào nấu bằng lò vi sóng cũng có thể loại bỏ được hết; tốt hơn là chọn nấu theo cách truyền thống có thể lâu hơn nhưng sẽ hiệu quả hơn.

Khoai tây:nếu bạn muốn làm nóng khoai tây đã chín, lò vi sóng không phải là phương pháp tốt nhất để sử dụng. Trên thực tế, để ở nhiệt độ phòng, khoai tây có thể phát triển vi khuẩn Clostridium botulinum mà sóng từ trường của lò vi sóng không thể loại bỏ. Tốt nhất bạn nên sử dụng chảo, lò nướng hoặc nồi chiên không dầu.

Gạo: trong gạo chứa một lượng lớn tinh bột có nghĩa là sau khi nấu chín phải ăn ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh để không bị chua; thực tế, nếu để ở nhiệt độ phòng, cơm sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự sinh sôi của vi khuẩn mà lò vi sóng không thể đánh bại.

Các loại rau lá xanh: các loại rau lá xanh (rau bina, măng tây...) có chứa nitrat mà bản thân nó không gây nguy hiểm cho cơ thể chúng ta, tuy nhiên, các phân tử này có thể trở thành chất gây ung thư nếu tiếp xúc với sóng điện từ. Vì vậy tốt hơn hết là bạn không nên nấu chúng trong lò vi sóng.

Sữa mẹ và thức ăn cho trẻ: sự gia tăng của các sóng di chuyển các phân tử có trong sữa phá hủy một số đặc tính dinh dưỡng của sữa.

Ớt: thật không may, nếu nấu hoặc làm nóng trong lò vi sóng, ớt có thể phát triển độc tố và trở thành chất độc hại cho cơ thể chúng ta.

5. Hộp đựng thức ăn nào không thể cho vào lò vi sóng?

Hiện nay trên thị trường, chúng ta dễ dàng tìm thấy các hộp đựng phù hợp để nấu hoặc hâm nóng các món ăn của chúng ta trong lò vi sóng. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ những vật liệu không bao giờ được sử dụng trong lò vi sóng:

Trước hết là các loại hộp có chất liệu kim loại, khi đặt loại hộp này vào lò vi sóng, sóng điện từ sẽ phản xạ lại dẫn tới làm hỏng khoang bên trong của lò.

Cũng không nên sử dụng hộp nhựa không đảm bảo chất lượng vì dưới tác động của sóng điện từ chúng có thể giải phóng ra các chất có hại cho cơ thể của chúng ta.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: không sử dụng hộp bằng giấy vì có thể bắt lửa, ngoại trừ hộp đựng thực phẩm làm sẵn và được ghi rõ trên bao bì có thể sử dụng trong lò vi sóng.

Tiểu Mỡ

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/su-dung-lo-vi-song-da-lau-nhung-chi-em-chua-chac-da-biet-cac-nguyen-tac-co-ban-nay-22202071210496447.htm