Sự rối loạn từ ông Trump đặt quân đội Mỹ vào tình thế bấp bênh
Quyền truy cập của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào mã hạt nhân đang đè nặng lên tâm trí của các nhà lập pháp Hoa Kỳ, khi họ chuẩn bị đưa ra các luận tội vào thứ Hai (11/1) về vai trò của ông trong cuộc bạo động chết người tại Điện Capitol.
Bạo loạn ở thủ đô Hoa Kỳ đang khiến các nhà lập pháp quan tâm vì các lực lượng hạt nhân của Mỹ, như máy bay ném bom tàng hình B-2, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tổng thống Trump. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Bài liên quan
Ông Biden nói Trump không phù hợp để làm tổng thống, buộc tội kích động bạo lực
Tòa án liên bang có thể ra phán quyết buộc tội ông Trump kích động bạo lực
Ông Trump thừa nhận kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, hứa chuyển giao quyền lực cho Joe Biden
Ông Trump liệu có thể bị phế truất khi sắp hết nhiệm kỳ?
Gọi Trump là 'vô dụng', Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu (8/1) rằng bà đã nói chuyện với Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân - sĩ quan quân đội cấp cao nhất của quốc gia - để "thảo luận về các biện pháp phòng ngừa sẵn có ngăn chặn tình trạng bất ổn bắt nguồn từ Tổng thống với việc khởi xướng các cuộc chiến tranh quân sự hoặc truy cập các mã khởi động và ra lệnh tấn công hạt nhân".
Trong một hội nghị tại Hạ viện, Pelosi nói với các đảng viên Dân chủ Hạ viện rằng bà "đảm bảo rằng có các biện pháp bảo vệ tại chỗ", theo báo cáo.
Trong một bức thư riêng gửi cho các Trưởng liên quân, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ed Markey và Hạ viện Jim McGovern đã yêu cầu "cam kết không thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào do Tổng thống Donald Trump đưa ra về việc sử dụng vũ khí hạt nhân".
Với tư cách là Tổng thống, ông Donald Trump có quyền duy nhất đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ, vốn có trong vai trò tổng tư lệnh quân đội Mỹ theo hiến pháp.
Tổng thống có thể tìm kiếm lời khuyên nhưng không cần sự đồng tình từ các cố vấn quân sự của mình.
Thủ tục sử dụng quyền "được thiết kế cho tốc độ và tính dứt khoát. Nó không được thiết kế để tranh luận về quyết định này", Tướng về hưu Michael Hayden, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, lưu ý vào năm 2016.
Quân đội Hoa Kỳ, trong đó ông Trump vẫn là Tổng tư lệnh bất chấp những tiếng nói loại bỏ ông, đã bị đặt vào một vị trí bấp bênh ngay cả trước khi tình trạng hỗn loạn diễn ra vào thứ Tư (6/1) ở Washington khi Quốc hội xác nhận chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng ngày 3/11.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc bầu cử của ông đã bị đánh cắp, mặc dù không thể chứng minh sự gian lận như vậy trước tòa.
Những lời hùng biện của Tổng thống cũng như việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Mark Esper và bổ nhiệm Christopher Miller làm tạm quyền, đã gây ra những lo lắng về một cuộc đảo chính - đủ nghiêm trọng để tất cả 10 cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ còn sống công bố ý kiến trên tờ Washington Post hôm Chủ nhật (3/1), cảnh báo rằng "Liên quan đến quân đội trong các cuộc tranh chấp bầu cử sẽ đi vào vùng lãnh thổ nguy hiểm".
Các cựu quan chức, bao gồm cả những người phục vụ trực tiếp dưới quyền Trump, đã kêu gọi ông Miller và cấp dưới của ông 'kiềm chế, tránh bất kỳ hành động chính trị nào làm suy yếu kết quả cuộc bầu cử hoặc cản trở thành công của đội ngũ mới".
Sau khi đám đông tràn vào Điện Capitol hôm thứ Tư (6/1), khiến các nhà lập pháp tranh giành chỗ ẩn nấp, Bộ Quốc phòng ban đầu từ chối yêu cầu triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia tới tòa nhà, Washington Post đưa tin.
Dù không phải người chỉ huy quân sự, nhưng Phó Tổng thống Mike Pence hôm đó, không phải Trump, đã là người đã ủy quyền quyết định điều động quân đội, theo một số báo cáo trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.